Thủ tục phân công công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào?

Thủ tục phân công công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Thủ tục phân công công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào?

    Theo Khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực ngày 15/12/2019) quy định trình tự, thủ tục phân công, công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

    Công chức thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này được Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động xem xét, lựa chọn phân công công chức thanh tra chuyên ngành theo trình tự thủ tục sau:

    *Bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ lập hồ sơ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định phân công công chức thanh tra chuyên ngành.

    *Hồ sơ trình bao gồm:

    - Tờ trình;

    - Danh sách công chức được lựa chọn xem xét để phân công là công chức thanh tra chuyên ngành;

    - Bằng tốt nghiệp đại học trở lên (bản sao);

    - Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (bản sao);

    - Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức (bản sao);

    - Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý công chức.

    Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động căn cứ tờ trình và hồ sơ nêu trên để ban hành quyết định phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

     

    7