Thời gian thi cuộc thi tìm hiểu 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột? Nội dung cuộc thi bao gồm những gì?
Nội dung chính
Thời gian thi cuộc thi tìm hiểu 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột?
Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025)" được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của quân và dân tỉnh Đắk Lắk trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuộc thi cũng nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử to lớn của Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk, tri ân sâu sắc thế hệ các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khích lệ đồng bào các dân tộc phát huy đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng tỉnh Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp, văn minh.
(1) Thời gian tổ chức cuộc thi:
Cuộc thi diễn ra trong 3 tuần, bắt đầu từ ngày 10/02/2025 và kết thúc vào ngày 28/02/2025, với lịch trình cụ thể như sau:
Tuần thi | Thời gian |
---|---|
Tuần 1 | Từ 10/02/2025 đến 14/02/2025 |
Tuần 2 | Từ 17/02/2025 đến 21/02/2025 |
Tuần 3 | Từ 24/02/2025 đến 28/02/2025 |
|
|
Lễ tổng kết và trao giải dự kiến sẽ diễn ra trước ngày 10/3/2025.
(2) Hình thức tham gia:
Thí sinh tham gia cuộc thi bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến trên nền tảng Internet. Nội dung thi bao gồm kiến thức về các phong trào cách mạng ở Đắk Lắk và 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025).
(3) Cách thức dự thi:
Thí sinh có thể tham gia cuộc thi qua hai cách thức:
- Thi trắc nghiệm trực tuyến qua giao diện cuộc thi trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk tại địa chỉ https://daklak.gov.vn.
- Quét mã QR liên kết cuộc thi được đăng và chuyển tải trên môi trường Internet.
(4) Nội dung thi:
Nội dung cuộc thi bao gồm:
- Tìm hiểu kiến thức lịch sử về 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025).
- Thành tựu nổi bật đạt được sau 50 năm giải phóng tỉnh Đắk Lắk.
- Những định hướng chỉ đạo phát triển của tỉnh.
- Nét văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk.
(5) Ý nghĩa của cuộc thi:
Cuộc thi là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của quân và dân tỉnh Đắk Lắk trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời, cuộc thi cũng nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khích lệ, động viên đồng bào các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh, xây dựng tỉnh Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp, văn minh, bản sắc.
Đây là một hoạt động ý nghĩa, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời tạo cơ hội cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử và văn hóa của địa phương.
Thời gian thi cuộc thi tìm hiểu 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột? Nội dung cuộc thi bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Đảng viên có những quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành:
(1) Quyền được thông tin của đảng viên.
Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp ủy cấp trên, các cấp ủy đảng thông tin cho đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước, thế giới... phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(2) Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.
Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
(3) Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.
Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương. Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.
(4) Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp ủy đảng khi xem xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.