Quy trình, kỹ năng kiểm sát Quyết định giám đốc thẩm được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Quy trình, kỹ năng kiểm sát Quyết định giám đốc thẩm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Quy định kèm theo Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định khi kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, công chức thực hiện theo quy trình, kỹ năng tại Điều 4 và Điều 5 Quy định này và lưu ý kiểm sát các nội dung cụ thể sau đây:
- Kiểm sát thời hạn gửi quyết định.
- Kiểm sát hình thức quyết định.
- Kiểm sát thẩm quyền giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 337 BLTTDS.
- Kiểm sát nội dung của quyết định.
- Trường hợp phát hiện căn cứ xác định quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và có đơn đề nghị xem xét lại quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 353 BLTTDS thì công chức thuộc VKSND cấp cao báo cáo Viện trưởng cấp mình ban hành Thông báo phát hiện vi phạm pháp luật gửi Viện trưởng VKSND tối cao; công chức thuộc Vụ nghiệp vụ VKSND tối cao báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định đó; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần đơn.
- Trường hợp phát hiện căn cứ xác định quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự đã không thể biết được khi ra quyết định đó thì công chức báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao kiến nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó theo thủ tục đặc biệt.