Quy định quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước ra sao?

Quy định quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao DN quản lý không tính thành phần vốn nhà nước ra sao? Số tiền thu được từ khai thác tài sản công được sử dụng thế nào?

Nội dung chính

    Quy định quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước ra sao?

    Ngày 01/01/2018, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 chính thức có hiệu lực. Theo đó, tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

    Đối với vấn đề bạn thắc mắc, Khoản 1 Điều 99 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:

    - Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản được giao đúng mục đích, công năng sử dụng của tài sản; không được sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, góp vốn hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác;

    - Kinh phí sửa chữa, bảo trì tài sản do doanh nghiệp bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    - Doanh nghiệp có trách nhiệm hạch toán, tính hao mòn tài sản được giao theo quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền khi giao tài sản;

    - Số tiền thu được từ khai thác tài sản công được sử dụng để chi trả các chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có), thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước;

    - Số tiền thu được từ xử lý tài sản công được sử dụng để chi trả các chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có), phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

    Trên đây là nội dung tư vấn về quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 để hiểu rõ nội dung này.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    32
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ