Quy định của pháp luật về trả lời phỏng vấn trên báo chí như thế nào? Thể hiện sai ý của người trả lời phóng vấn sẽ bị xử lý như thế nào?

Quy định của pháp luật về trả lời phỏng vấn trên báo chí như thế nào? Thể hiện sai ý của người trả lời phóng vấn sẽ bị xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Thể hiện sai ý của người trả lời phóng vấn sẽ bị xử lý như thế nào? 

    Tại Điều 40 Luật báo chí 2016 quy định trả lời phỏng vấn trên báo chí như sau:

    - Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết Mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn; trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý.

    - Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.

    Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.

    - Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.

    - Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí.

    Đối với hành vi thể hiện sai ý của người trả lời phỏng vấn được xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 159/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    "2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Thể hiện sai ý của người trả lời phỏng vấn trên báo chí hoặc không đúng nội dung thông tin do người phát ngôn của cơ quan hành chính nhà nước cung cấp;

    b) Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời phỏng vấn của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí;

    c) Làm sai nội dung văn bản kết luận về các vụ, việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi đăng, phát trên báo chí;

    d) Sử dụng ý kiến phát biểu không nhằm mục đích trả lời phỏng vấn tại các hội nghị, các cuộc gặp gỡ, các cuộc trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu;

    đ) Cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật cho báo chí."

    Bên cạnh đó, buộc xin lỗi và cải chính nội dung đối với hành vi thể hiện sai ý của người trả lời phỏng vấn trên báo chí hoặc không đúng nội dung thông tin do người phát ngôn của cơ quan hành chính nhà nước cung cấp.

    Trên đây là nội dung tư vấn về trả lời phỏng vấn trên báo chí và thể hiện sai ý của người phỏng vấn.

    13