Quy định của pháp luật hiện hành về dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào?

Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cho các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật hiện hành về dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào?

    Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải được quy định tại Điều 24 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017) như sau:

    1. Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải gồm:
    a) Vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải;
    b) Khảo sát, xây dựng và phát hành, cập nhật hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
    c) Thông báo hàng hải;
    d) Nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế;
    đ) Thông tin điện tử hàng hải;
    e) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải;
    g) Nhiệm vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải.
    2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cho các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải theo quy định.

    Trên đây là quy định về Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 58/2017/NĐ-CP.

    8