Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập được quy định như thế nào?
Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập được quy định tại Điều 19 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải thực hiện công khai các nội dung sau đây:
+ Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
+ Vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;
+ Các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính;
+ Vốn vay ưu đãi;
+ Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán;
+ Việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp;
+ Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý;
+ Họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng.
- Hàng năm, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính (qua Cục Tài chính doanh nghiệp) và Thanh tra Bộ Tài chính.
- Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải công khai, minh bạch; không được cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cổ phần hóa có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, phương án, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp. Cơ quan cử người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp có trách nhiệm công khai giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa và việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp (nếu có). Việc bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp được cổ phần hóa phải thực hiện bằng phương thức bán đấu giá.