Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng trách nhiệm chung, khu vực ranh giới tìm kiếm, cứu nạn trên biển với quốc gia khác theo chế độ như thế nào?
Nội dung chính
Chế độ phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng trách nhiệm chung, khu vực ranh giới tìm kiếm, cứu nạn trên biển với quốc gia khác được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg ngày 201/01/2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì chế độ phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng trách nhiệm chung, khu vực ranh giới tìm kiếm, cứu nạn trên biển với quốc gia khác được quy định cụ thể như sau:
- Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không lập các kênh thông tin trực tiếp với Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn tương ứng của các quốc gia cần tổ chức phối hợp tìm kiếm, cứu nạn để:
+ Trao đổi thông tin về tình huống tìm kiếm, cứu nạn: Tình hình, số lượng người, phương tiện gặp nạn; lực lượng, phương tiện của mỗi quốc gia trong tham gia tìm kiếm, cứu nạn;
+ Xác định trách nhiệm, phân công phạm vi tìm kiếm, cứu nạn của mỗi bên; các nội dung phối hợp; tần số và cách thức liên lạc của lực lượng tìm kiếm, cứu nạn;
+ Tổ chức tìm kiếm, cứu nạn theo phạm vi đã phân công.
- Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phối hợp với Bộ Ngoại giao và thông qua Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có chung ranh giới đưa lực lượng, phương tiện của Việt Nam vào phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tại vùng trách nhiệm chung, khu vực ranh giới để cứu người, phương tiện bị nạn.
- Trường hợp cần đưa lực lượng, phương tiện của Việt Nam thực hiện tìm kiếm, cứu nạn tại vùng biển của quốc gia khác, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề nghị quốc gia đó cấp phép để phối hợp thực hiện.