Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được quy định thế nào?

Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 16 Nghị định 66/2021/NĐ-CP có quy định về nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai như sau:

    Căn cứ tình hình thiên tai và thiệt hại, ảnh hưởng của thiên tai đến các mặt đời sống, sản xuất và cơ sở hạ tầng; các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nhu cầu, hình thức, đối tượng và nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng chống thiên tai và khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo.

    Trách nhiệm xác định, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ:

    - Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm xác định, tổng hợp thiệt hại, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương;

    - Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng;

    - Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    Nguồn lực cho cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 32 Luật Phòng, chống thiên tai và khoản 3, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác.

    13