Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về tài nguyên nước gồm những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về tài nguyên nước? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về địa chất và khoáng sản?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về tài nguyên nước gồm những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

    Căn cứ Khoản 7 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về tài nguyên nước như sau:

    7. Về tài nguyên nước:

    a) Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước để bảo đảm an ninh nguồn nước;

    b) Lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông liên tỉnh; có ý kiến bằng văn bản về phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong quy hoạch vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chấp thuận về nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng nước đối với quy hoạch thủy lợi, cấp nước và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định dự án chuyển nước lưu vực sông;

    c) Phân loại nguồn nước liên tỉnh theo mức độ ô nhiễm, cạn kiệt; lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phương án phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;

    d) Lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; danh mục các đầm, ao, hồ, phá không được san lấp trên địa bàn 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông liên tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông liên tỉnh; tổ chức nghiên cứu xác định sự biến đổi lòng dẫn và các quy luật tự nhiên tác động đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông;

    đ) Chỉ đạo, hướng dẫn việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; ý kiến về danh mục và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, phương án hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất, dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật;

    e) Tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

    g) Lập, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông theo danh mục các hồ chứa phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được ban hành; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quan trắc, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các lưu vực sông; thẩm định các dự án xây dựng hồ chứa về việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu tài nguyên nước và sự phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, nguồn nước liên tỉnh;

    h) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện các biện pháp duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, hạ lưu các hồ chứa, đập dâng bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước trên các lưu vực sông; việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất trong thăm dò, khai thác sử dụng nước theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp hạn chế sụt, lún đất (không bao gồm công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai) trong thăm dò, khai thác sử dụng nước theo quy định của pháp luật;

    i) Thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước của cả nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước do các bộ, ngành và địa phương thực hiện; kiểm kê, đánh giá, dự báo tài nguyên nước; xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước đối với các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; công bố tình trạng khan hiếm nước, thiếu nước trên các lưu vực sông và các biện pháp điều tiết, phân bổ, sử dụng tiết kiệm nước phù hợp; xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;

    k) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất; chấp thuận việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;

    l) Giải quyết vướng mắc, bất đồng phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép, vướng mắc khác về tài nguyên nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    m) Là cơ quan đầu mối quốc gia trao đổi thông tin liên quan đến nguồn nước liên quốc gia và tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về lưu vực sông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về tài nguyên nước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

    n) Theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam;

    o) Là cơ quan Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước và các Ủy ban lưu vực sông;

    p) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; quyết định phê duyệt, điều chỉnh, thông báo việc truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền.

    Theo đó, về tài nguyên nước thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền hạn và nhiệm vụ sau:

    - Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước để bảo đảm an ninh nguồn nước;

    - Lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông liên tỉnh; có ý kiến bằng văn bản về phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong quy hoạch vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chấp thuận về nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng nước đối với quy hoạch thủy lợi, cấp nước và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định dự án chuyển nước lưu vực sông;

    - Phân loại nguồn nước liên tỉnh theo mức độ ô nhiễm, cạn kiệt; lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phương án phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật và các quy định khác của pháp luật.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về tài nguyên nước gồm những nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình ảnh từ internet)

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về địa chất và khoáng sản?

    Theo Khoản 8 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về địa chất và khoáng sản như sau:

    (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược về địa chất, khoáng sản; chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất; quan trắc tai biến địa chất và thăm dò khoáng sản trong phạm vi cả nước; tham gia ý kiến bằng văn bản về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản do các bộ, ngành, địa phương xây dựng; hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm định và công nhận danh hiệu Di sản địa chất và Công viên địa chất cấp quốc gia;

     

    (2) Khoanh định, công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khu vực có khoáng sản độc hại, phóng xạ, di sản địa chất, công viên địa chất; khoanh định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tổng hợp việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của các địa phương; kiểm tra, rà soát văn bản, tài liệu hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;

    (3) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc khai thác hoặc không khai thác khoáng sản tại khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ trưởng Chính phủ đã được điều tra, đánh giá về khoáng sản hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng sản;

    (4) Thẩm định đề án, dự án, nhiệm vụ về điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất; quan trắc tai biến địa chất; thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và thăm dò nâng cấp trữ lượng; quản lý trữ lượng và xác nhận trữ lượng huy động vào dự án khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết những công việc liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;

    (5) Thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất; quan trắc tai biến địa chất, thăm dò khoáng sản; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; thống kê, kiểm kê tài nguyên địa chất và trữ lượng khoáng sản;

    (6) Thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xác định chi phí hoàn trả việc sử dụng thông tin dữ liệu địa chất, lượng hóa và hạch toán giá trị tài nguyên địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật;

    (7) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định của pháp luật;

    (8) Kiểm tra việc tuân thủ nội dung Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kiểm soát hoạt động khoáng sản, hoạt động điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản trên phạm vi cả nước; theo dõi việc tuân thủ chính sách phát triển bền vững đối với điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, hoạt động khoáng sản, chính sách bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công đối với các đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng; kiểm tra công tác tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên địa chất, khoáng sản, đấu giá quyền khai thác tài nguyên địa chất, khoáng sản ở các địa phương;

    (9) Làm đầu mối quốc gia tham gia Ủy ban Điều phối các Chương trình khoa học Địa chất khu vực Đông và Đông Nam Á (CCOP); Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế (IGCP); là đầu mối quốc gia hỗ trợ việc điều phối và thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển và quản lý Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO.

    40
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ