Người trực tiếp thiết kế xây dựng có phải ký tên vào từng khung tên bản vẽ trong hồ sơ thiết kế?
Nội dung chính
Người trực tiếp thiết kế xây dựng có phải ký tên vào từng khung tên bản vẽ trong hồ sơ thiết kế?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
1. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng được quy định như sau:
a) Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);
b) Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức;
...
Như vậy, người trực tiếp thiết kế xây dựng phải ký tên vào từng khung tên bản vẽ trong hồ sơ thiết kế theo quy định.
Người trực tiếp thiết kế xây dựng có phải ký tên vào từng khung tên bản vẽ trong hồ sơ thiết kế? (Ảnh từ Internet)
Chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế xây dựng do ai lập?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 33 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
...
2. Chỉ dẫn kỹ thuật được quy định như sau:
a) Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình;
...
Như vậy, chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế xây dựng do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập.
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
1. Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.
2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.
3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
b) Mục tiêu xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng công trình;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
Như vậy, nhiệm vụ thiết kế xây dựng được quy định với các nội dung cụ thể như sau:
(1) Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng:
Chủ đầu tư có trách nhiệm tự lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn và điều kiện phù hợp để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng. Việc lập nhiệm vụ thiết kế phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp luật, tính khả thi và phù hợp với mục tiêu đầu tư xây dựng công trình.
(2) Mối liên hệ với chủ trương đầu tư:
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư được phê duyệt, đóng vai trò là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng cũng như lập thiết kế xây dựng chi tiết. Trong quá trình xây dựng nhiệm vụ thiết kế, chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức tư vấn chuyên môn, chuyên gia có năng lực để góp ý hoặc thực hiện thẩm tra nhiệm vụ thiết kế nhằm đảm bảo chất lượng và tính chính xác.
(3) Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng:
- Các căn cứ lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng: Liên quan đến quy hoạch, pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, chủ trương đầu tư và các tài liệu khảo sát, nghiên cứu ban đầu.
- Mục tiêu xây dựng công trình: Xác định rõ mục đích của việc xây dựng công trình, ví dụ: phục vụ dân sinh, kinh tế, văn hóa hay an ninh quốc phòng.
- Địa điểm xây dựng công trình: Ghi rõ vị trí, đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực dự kiến xây dựng.
- Yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc: Nêu rõ các yếu tố liên quan đến sự hài hòa với môi trường xung quanh, định hướng quy hoạch và các yêu cầu về kiến trúc, mỹ quan.
- Yêu cầu về quy mô, công năng sử dụng và thời hạn công trình: Xác định cụ thể diện tích, chiều cao, số tầng, công năng sử dụng của công trình, các yêu cầu kỹ thuật cần thiết, và thời gian sử dụng dự kiến.
(4) Điều chỉnh nhiệm vụ thiết kế:
Trong quá trình thực hiện dự án, nếu có những thay đổi về điều kiện thực tế, nhiệm vụ thiết kế xây dựng có thể được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn. Việc điều chỉnh phải đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với mục tiêu đầu tư của dự án, không làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện.