Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa toàn bộ bản án sơ thẩm trong vụ án hành chính hay không?

Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được quyền sửa toàn bộ bản án sơ thẩm hay không? Có cần phải gửi Bản án xét xử sơ thẩm hành chính cho Viện kiểm sát không? 

Nội dung chính

    Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được quyền sửa toàn bộ bản án sơ thẩm hay không?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm:

    - Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:

    - Việc chứng minh, thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này;

    - Việc chứng minh, thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

    Như vậy, đối với bản án sơ thẩm thì khi có căn cứ rơi vào những trường hợp trên thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa toàn bộ bản án sơ thẩm.

    Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa toàn bộ bản án sơ thẩm trong vụ án hành chính hay không? (Hình từ internet)

    Có cần phải gửi Bản án xét xử sơ thẩm hành chính cho Viện kiểm sát không?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 196 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định cấp, gửi trích lục bản án, bản án như sau:

    1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án.

    2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải cấp, gửi bản án cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

    Như vậy, theo quy định trên thì khi đã tuyên án và ra bản án thì bắt buộc phải gửi cho các đương sự cùng với Viện kiểm sát cùng cấp. Đây là quy định mang tính bắt buộc chứ không phải cần thiết.

    Bản án sơ thẩm hành chính trong lĩnh vực đất đai có thể bị kháng nghị không?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm như sau:

    1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử tri.

    Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật này.

    Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, đối chiếu quy định trên có thể thấy về nguyên tắc khi bản án hay quyết định sơ thẩm của Tòa án cũng có thể bị kháng nghị mà không riêng gì kháng cáo.

    Bản án phúc thẩm bao gồm những phần nào và nội dung của từng phần được quy định cụ thể ra sao?

    Căn cứ theo Điều 242 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Bản án phúc thẩm như sau:

    Bản án phúc thẩm bao gồm các phần sau:

    (1) Phần mở đầu: Ghi rõ tên Tòa án xét xử phúc thẩm, số và ngày thụ lý vụ án, số bản án và ngày tuyên án, họ tên các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, cùng với tên, địa chỉ của các bên liên quan và thông tin về việc xét xử công khai hay kín, thời gian và địa điểm xét xử.

    (2) Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định: Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa sơ thẩm, và các nội dung kháng cáo, kháng nghị. Tòa án phải phân tích và nhận định dựa trên kết quả tranh tụng và các chứng cứ, cùng với việc áp dụng các căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có).

    (3) Phần quyết định: Ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề của vụ án, biện pháp khẩn cấp tạm thời, và các khoản án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có).

    (4) Xét xử lại vụ án đã bị hủy: Tòa án phải giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản và nghĩa vụ đã thi hành theo bản án hoặc quyết định bị hủy.

    (5) Hiệu lực pháp luật: Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

    Như vậy, bản án phúc thẩm gồm các phần: mở đầu, nội dung vụ án và kháng cáo, quyết định. Nó phải ghi rõ thông tin về các bên liên quan, tóm tắt vụ án và các kháng cáo, cùng với quyết định về các vấn đề pháp lý và chi phí. Tòa án cũng cần giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản và nghĩa vụ đã thi hành theo bản án bị hủy. Bản án có hiệu lực pháp luật từ ngày tuyên án.

    12