Hành vi phá hoại công trình phòng chống thiên tai có phải là hành vi bị cấm không?

Hành vi phá hoại công trình phòng chống thiên tai có phải là hành vi bị cấm không? Ai có trách nhiệm bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai?

Nội dung chính

    Khái niệm công trình phòng chống thiên tai là gì?

    Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của uật phòng chống thiên tai và Luật đê điều 2020 quy định về khái niệm công trình phòng, chống thiên tai như sau:

    Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.

    Theo đó, công trình này là công trình đặc biệt do Nhà nước, tổ chức, cá nhân xây dựng, với mục đích phòng chống thiên tai.

    Hành vi phá hoại công trình phòng chống thiên tai có phải là hành vi bị cấm không? (Hình từ Internet)

    Hành vi phá hoại công trình phòng chống thiên tai có phải là hành vi bị cấm không?

    Căn cứ theo Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định các hành vi bị cấm như sau:

    Các hành vi bị cấm
    1. Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.
    2. Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.
    3. Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.
    4. Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
    5. Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
    6. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
    7. Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.
    8. Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.
    9. Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.
    10. Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.

    Như vậy, việc cố ý phá hoại hoặc làm hư hỏng công trình phòng, chống thiên tai là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm.

    Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính, dân sự hoặc hình sự.

    Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí vốn đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai?

    Theo điểm b khoản 11 Điều 42 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:

    Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ
    ...
    11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây.
    ...
    b) Bố trí vốn đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai;
    ...

    Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm bố trí vốn đầu tư cho các công trình phòng chống thiên tai.

    Những ai có trách nhiệm xây dựng bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về trách nhiệm xây dựng bảo vệ công trình phòng chống thiên tai như sau:

    (1) Chính phủ phân công và phân cấp việc đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai bảo đảm tính hiệu quả và thống nhất; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia xây dựng hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; bố trí đủ nguồn lực để thực hiện chương trình, đề án, dự án;

    (2) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân công, phân cấp của Chính phủ; quản lý việc đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền;

    (3)  Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức quản lý bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng và vận hành công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý bảo đảm an toàn và hiệu quả;

    (4) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai.

    20