Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong các tội xâm phạm sở hữu được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong các tội xâm phạm sở hữu được quy định như thế nào?
Theo điểm 3.4 c phần I Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng chương XIV "Các tội phạm xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999 do Bộ Công An; Bộ Tư pháp; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hànhthì nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
- Làm chết ba người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % đến 60% ;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng đẫn tại các điểm c.2 và c.3 trên đây;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này;
- Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên từ điểm b.1 đến điểm b.6 tiểu mục 3.4 này.