18:11 - 05/11/2024

Dự án Luật và dự thảo Nghị quyết nào được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh?

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo Nghị quyết 55/2024/UBTVQH15 bổ sung thêm dự án luật nào?

Nội dung chính

    Việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được tổ chức thực hiện như thế nào?

    Ngày 28/10/024, ban hành Nghị quyết số 55/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 28/10/2024. Trong đó, bổ sung 02 dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    - Bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

    - Bổ sung dự án Luật Tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).

    Như vậy, Nghị quyết 55/2024/UBTVQH15 công bố bổ sung 02 dự án Luật bao gồm: dự án Luật tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; 01 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất

    Bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Hình từ internet)

    Bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Hình từ Internet)

    Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh diễn ra theo trình tự xem xét, thông qua như thế nào

    Căn cứ Điều 49 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về Trình tự xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:

    Trình tự xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
    1. Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
    a) Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
    b) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội;
    c) Sau khi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với đại diện Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
    d) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
    đ) Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
    2. Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ tên dự án luật, pháp lệnh và thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án đó.

    Theo đó, trình tự xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thực hiện như quy định trên

    Việc xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên căn cứ nào?

    Theo Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức. Việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:

    - Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;

    - Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;

    - Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;

    - Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Xem chi tiết tại Nghị quyết 55/2024/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 28/10/2024.

    26