Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động thực hiện quản lý nợ phải thu như thế nào?

Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động thực hiện quản lý nợ phải thu như thế nào?

Nội dung chính

    Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động thực hiện quản lý nợ phải thu như thế nào?

    Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động thực hiện quản lý nợ phải thu theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:

    - Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải thu. Quy chế quản lý nợ phải thu phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi nợ;

    - Theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng nợ;

    - Thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ.

    Bên cạnh đó doanh nghiệp nhà nước còn phải thực hiện việc quản lý nợ phải thu như sau:

    - Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho đối tượng nợ. Giá bán do các bên thỏa thuận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

    - Trường hợp quản lý nợ dẫn đến thất thoát vốn chủ sở hữu hoặc bán nợ dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.

    6