Điều kiện để hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý?

Điều kiện để hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý? Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Điều kiện để hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý như sau:

    Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng
    1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
    b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
    c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
    2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
    ....

    Như vậy, hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

    - Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP;

    - Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

    Điều kiện để hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý?

    Điều kiện để hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý? (Hình từ Internet)

    Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về tính pháp lý của hợp đồng xây dựng như sau::

    - Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;

    - Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;

    - Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.

    Việc quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP quy định về quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:

    - Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng xây dựng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng.

    - Tùy theo loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:

    + Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;

    + Quản lý về chất lượng;

    + Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;

    + Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;

    + Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.

    - Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử và thông báo cho bên kia về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn được quy định trong hợp đồng.

    - Tất cả các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và các ý kiến phản hồi của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng phải thực hiện bằng văn bản. Nội dung văn bản kiến nghị, đề xuất, yêu cầu cần thể hiện căn cứ, cơ sở, hiệu quả (nếu có) của các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và thời hạn trả lời theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Khi nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của một bên, bên kia phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đúng thời hạn quy định đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng, nhưng tối đa là bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Sau khoảng thời gian này nếu bên nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu không giải quyết mà không đưa ra lý do chính đáng gây thiệt hại cho bên kia, thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có).

    - Các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng phải gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

    - Những nội dung chưa được quy định tại Nghị định này, các bên phải căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện.

    - Đối với hợp đồng EPC:

    + Trước khi tiến hành mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC bên nhận thầu phải tiến hành lập các yêu cầu về thông số kỹ thuật, công nghệ, xuất xứ để trình bên giao thầu cho ý kiến chấp thuận trước khi tiến hành mua sắm nêu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Việc chấp thuận của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm của bên nhận thầu đối với việc mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC. Trường hợp các bên không thỏa thuận trong hợp đồng EPC thì bên nhận thầu có trách nhiệm tuân thủ hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và các thông số kỹ thuật, công nghệ, xuất xứ kèm theo của vật tư, thiết bị công nghệ trong hợp đồng EPC.

    + Bên nhận thầu có thể trực tiếp tiến hành mua sắm hoặc thuê thầu phụ để mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC

    16