Để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bên giao thầu có phải thông báo cho bên nhận thầu về người đại diện?

Bên giao thầu có phải thông báo cho bên nhận thầu về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng?

Nội dung chính

    Để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng, bên giao thầu có phải thông báo cho bên nhận thầu về người đại diện?

    Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

    Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
    ...
    2. Tùy theo loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:
    a) Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;
    b) Quản lý về chất lượng;
    c) Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;
    d) Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
    đ) Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.
    3. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử và thông báo cho bên kia về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn được quy định trong hợp đồng.
    ...

    Như vậy, để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng, bên giao thầu phải thông báo cho bên nhận thầu về người đại diện.

    Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn được quy định trong hợp đồng.

    Để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bên giao thầu có phải thông báo cho bên nhận thầu về người đại diện?

    Để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bên giao thầu có phải thông báo cho bên nhận thầu về người đại diện? (Ảnh từ Internet)

    Trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng tất cả kiến nghị của các bên phải thực hiện bằng văn bản?

    Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

    Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
    ...
    4. Tất cả các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và các ý kiến phản hồi của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng phải thực hiện bằng văn bản. Nội dung văn bản kiến nghị, đề xuất, yêu cầu cần thể hiện căn cứ, cơ sở, hiệu quả (nếu có) của các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và thời hạn trả lời theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Khi nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của một bên, bên kia phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đúng thời hạn quy định đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng, nhưng tối đa là bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Sau khoảng thời gian này nếu bên nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu không giải quyết mà không đưa ra lý do chính đáng gây thiệt hại cho bên kia, thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có).
    5. Các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng phải gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
    6. Những nội dung chưa được quy định tại Nghị định này, các bên phải căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện.
    ...

    Như vậy, theo quy định thì tất cả các kiến nghị của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng phải thực hiện bằng văn bản.

    Nội dung văn bản kiến nghị cần thể hiện căn cứ, cơ sở, hiệu quả (nếu có) của các kiến nghị và thời hạn trả lời theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

    Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 13 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

    Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng
    1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng:
    a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng, tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng xây dựng.
    b) Đối với thiết bị, hàng hóa nhập khẩu ngoài quy định tại Điểm a Khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ.
    2. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành:
    a) Các thỏa thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
    b) Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải đúng với quy định của pháp luật và được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
    c) Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
    d) Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
    đ) Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng.

    Như vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng được quy định như trên.

    12