Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo như thế nào?

Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo như thế nào? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo như thế nào?

    Quan điểm Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo được quy định tại Điều 1 Quyết định 1255/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó: 

    - Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra;

    - Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;

    - Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế.

    Trên đây là tư vấn về quan điểm Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1255/QĐ-TTg năm 2017.

    4