Chủ đầu tư có được tố chức lập tất cả các bước thiết kế xây dựng?
Nội dung chính
Chủ đầu tư có được tố chức lập tất cả các bước thiết kế xây dựng?
Căn cứ khoản 4 Điều 31 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
Bước thiết kế xây dựng
...
3. Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước. Trong quá trình lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, chủ đầu tư được quyết định việc điều chỉnh thiết kế nhằm đáp ứng hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không làm thay đổi về mục đích, công năng, quy mô, các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc tại quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt.
4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng trừ các bước thiết kế xây dựng được giao cho nhà thầu xây dựng lập theo quy định của hợp đồng.
...
Như vậy, chủ đầu tư có quyền tổ chức lập các bước thiết kế xây dựng, tuy nhiên, quyền này có giới hạn. Cụ thể là chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng, ngoại trừ các bước thiết kế xây dựng mà hợp đồng đã giao trách nhiệm cho nhà thầu xây dựng thực hiện.
Chủ đầu tư có được tố chức lập tất cả các bước thiết kế xây dựng? (Ảnh từ Internet)
Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở có được thực hiện với từng bộ phận công trình?
Căn cứ khoản 6 Điều 35 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
...
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng, văn bản của các cơ quan tổ chức có liên quan để làm cơ sở phê duyệt thiết kế. Kết quả thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.
6. Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với toàn bộ các công trình hoặc từng công trình của dự án hoặc bộ phận công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định.
Như vậy, việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với từng bộ phận công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, ngoài ra còn được thực hiện với toàn bộ các công trình hoặc từng công trình của dự án, nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định.
Quản lý công tác thiết kế xây dựng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
Quản lý công tác thiết kế xây dựng
1. Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện.
2. Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận những công việc thiết kế chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế xây dựng trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
3. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
4. Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.
Như vậy, việc quản lý công tác thiết kế xây dựng được quy định như sau:
(1) Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng
Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình thực hiện.
Thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của các cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu về chất lượng thiết kế.
(2) Nhà thầu thiết kế tổng thầu và nhà thầu phụ
Nhà thầu thiết kế làm tổng thầu phải thực hiện các công việc thiết kế chủ yếu và chịu trách nhiệm toàn bộ về hợp đồng với bên giao thầu.
Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm trước tổng thầu và pháp luật về tiến độ, chất lượng thiết kế đối với phần việc được giao.
(3) Quyền đề xuất thí nghiệm và thử nghiệm
Trong thiết kế công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia hoặc công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế được quyền đề xuất chủ đầu tư thực hiện thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng.
Mục đích của thí nghiệm, thử nghiệm là kiểm tra và tính toán khả năng làm việc của công trình để hoàn thiện thiết kế, đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
(4) Kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng
Sau khi hồ sơ thiết kế được thẩm định và phê duyệt, chủ đầu tư kiểm tra:
Khối lượng công việc đã thực hiện.
Sự phù hợp về quy cách và số lượng hồ sơ so với quy định trong hợp đồng.
Nếu đạt yêu cầu, chủ đầu tư thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ bằng văn bản gửi đến nhà thầu thiết kế.