Chi phí cho hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội

Chi phí cho hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội pháp luật quy định những khoản cho phí nào? Chi phí nghiệp vụ và chi phí quản lý bao gồm những chi phí nào?

Nội dung chính

    Chi phí cho hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội pháp luật quy định những khoản cho phí nào? Chi phí nghiệp vụ và chi phí quản lý bao gồm những chi phí nào?

    Chi phí cho hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội pháp luật quy định tại Mục 2 Phần III Thông tư 70/2005/TT-BTC hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội do Bộ Tài chính ban hành như sau:

    Chi phí nghiệp vụ:

    - Chi trả lãi các khoản huy động;

    - Chi phí liên quan đến việc góp vốn thành lập tổ chức kinh tế (nếu có);

    - Chi trả phí dịch vụ uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác;

    - Chi phí cho việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu và huy động vốn;

    - Chi phí cho các hoạt động tham gia thị trường vốn;

    - Chi phí dịch vụ, hoa hồng môi giới theo dự toán, hợp đồng kinh tế;

    - Chi phí phát sinh trong việc thẩm định đầu tư, cho vay, kiểm tra, thu hồi nợ của các dự án đầu tư hoặc các đối tượng được Quỹ cho vay vốn đầu tư;

    - Chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Mức trích cụ thể do Hội đồng quản lý Quỹ quy định hàng năm nhưng không được thấp hơn 0,2% tổng số dư nợ cho vay bình quân trong năm (không kể dư nợ cho vay uỷ thác).

    - Chi mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro nghiệp vụ và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật;

    - Chi bù đắp tổn thất tài sản theo quy định;

    - Các chi phí nghiệp vụ khác.

    Chi phí quản lý:

    - Chi lương, các loại phụ cấp lương;

    - Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp theo lương theo quy định hiện hành;

    - Chi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Việc trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp nhà nước;

    - Trích kinh phí công đoàn;

    - Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành;

    - Chi mua sắm công cụ lao động và phương tiện làm việc;

    - Chi trả tiền thuê trụ sở làm việc và thuê tài sản cố định khác (nếu có);

    - Chi sửa chữa và bảo dưỡng tài sản;

    - Chi công tác phí;

    - Chi cước phí thông tin tuyên truyền, quảng cáo;

    - Chi văn phòng phẩm, ấn chỉ;

    - Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    - Chi nghiên cứu khoa học;

    - Chi trang phục, phương tiện bảo hộ lao động;

    - Chi ăn giữa ca: mức chi mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quy định cho công nhân viên chức;

    - Các khoản chi khác cần thiết, hợp lý khác như điện, nước, vệ sinh, tiếp khách, hội nghị, giao dịch,...

    - Chi dự phòng giảm giá tài sản;

    - Chi thanh lý tài sản cố định;

    - Chi phụ cấp cho các thành viên kiêm nhiệm của Hội đồng quản lý và các chức danh kiêm nhiệm khác; chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước (nếu có);

    - Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về các khoản chi phí hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 70/2005/TT-BTC.

    5