Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt ở nước ta là những cây nào?
Nội dung chính
Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt ở nước ta là những cây nào?
Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là nhóm cây trồng phù hợp với khí hậu mát mẻ, ẩm ướt và địa hình đồi núi trung bình, thường được trồng ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta.
Trong những cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt thì chè, hồi, quế là ba loại cây tiêu biểu nhất do mang lại giá trị kinh tế cao và vừa góp phần ổn định đời sống của người dân địa phương. Cụ thể như sau:
- Chè được trồng nhiều ở Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh những vùng nổi tiếng với truyền thống trồng và cách chế biến trà lâu đời.
- Hồi và quế là những loại cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt thường phát triển tốt ở các tỉnh như Lạng Sơn và Yên Bái những nơi có điều kiện đất đai và khí hậu lý tưởng cho việc phát triển cây lâu năm.
Vì chính sách khuyến khích nông nghiệp bền vững và nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng, diện tích trồng cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt không ngừng được mở rộng. Người dân ở các vùng trung du và miền núi không chỉ dựa vào các loại cây lương thực, mà đã biết tận dụng lợi thế khí hậu để phát triển những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.
Do đó, cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đang dần trở thành một trong những hướng đi quan trọng trong phát triển nông nghiệp vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt ở nước ta là những cây nào? (Hình từ Internet)
Đất trồng cây lâu năm có được sử dụng kết hợp đa mục đích không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024, quy định về sử dụng đất kết hợp đa mục đích như sau:
Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;
e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
...
Dẫn chiếu theo khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024, quy định về phân loại đất như sau:
Phân loại đất
...
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
...
Như vậy, đất trồng cây lâu năm được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời. Ngoài ra còn được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu.
Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024, quy định việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2024;
- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;
- Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
- Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;
- Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Tuân thủ pháp luật có liên quan.