11:48 - 09/11/2024

Xử lý hành vi phá rừng để làm nương rẫy trồng hoa màu

Xử lý hành vi phá rừng để làm nương rẫy trồng hoa màu như thế nào?

Nội dung chính

    Xử lý hành vi phá rừng để làm nương rẫy trồng hoa màu

    Hành vi chặt phá và đốt rừng để làm nương rẫy của ông Hà Văn Muôn đã vi phạm quy định tại Nghị định số 139/2004/NĐ-CP về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Khoản 2, 5 Điều 7 Nghị định số 139/2004/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 7. Vi phạm quy định về phá rừng:

    .....
    2. Đối với rừng phòng hộ:

    a) Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.500 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 1.500m2;

    b) Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 1.500m2 đến 4.000m2;

    c) Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 4.000m2 đến 7.500m2.

    5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị:

    a) Tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính.

    b) Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

    Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 nói trên, hành vi chặt và đốt 200m2 rừng phòng hộ của ông Muôn có thể bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ông Muôn đã có thái độ không thành khẩn, quanh co chối bỏ vi phạm của mình, đây là tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, cần được cân nhắc khi quyết định mức phạt cụ thể.
    Sự việc xảy ra trên địa bàn xã Y nên sẽ do Công an xã Y thụ lý, điều tra làm rõ. Mặt khác, mức phạt tối đa dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm của ông Muôn chỉ tới 500.000 đồng nên việc xử phạt sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thực hiện. Do đó, Công an xã cần hoàn thiện việc lập biên bản vi phạm hành chính và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục chung

    17