10:22 - 19/11/2024

Vỡ nợ phải giải quyết như thế nào?

Cần giải quyết việc vỡ nợ như thế nào?

Nội dung chính

    Hiện nay tôi đang có nguy cơ vỡ nợ...trước đây do làm ăn thua lỗ tôi phải vay mượn để đầu tư nâng cấp quán cafe, và đầu tư nuôi thả ngao thịt...nhưng đến nay ngao mất giá không thu hoạch được (nếu thu hoạch chỉ đủ tiền trả nhân công). Quán cafe của tôi thì hết hợp đồng và giờ không còn nữa...tôi lại đầu tư làm quán hải sản chung với 1 người bạn...nhưng lại tiếp tục thua lỗ... Số tiền tôi vay lãi tín dụng đen là 50 triệu đồng ...mỗi tháng tôi trả lãi 4,5 triệu...tôi trả lãi đầy đủ khoảng 2 năm rồi. Tính ra tiền lãi tôi trả  đến nay đã là 108 triệu đồng...từ tháng 7 đến nay tôi xin họ giảm lãi, giờ còn 3 triệu/tháng. Và 100 triệu tôi vay người khác lãi 3,5 triệu/tháng...tôi cũng đã trả lãi đầy đủ gần 2 năm...tôi cũng đã xin giảm còn 2trieu/tháng. Ngoài ra tôi nhờ người quen vay hộ ngân hàng là 100 triệu....mỗi tháng chỉ 1,5-2 triệu...ba tháng rồi tôi không trả được lãi (đây là người thân nên đang gánh hộ) Và còn khoảng 250 triệu vay bạn bè không lãi...trong đó có 100 triệu tháng 12/2013 này tôi bắt buộc phải trả...vì chỗ thân tình và họ đã ra hạn cho tôi thêm 1/2 năm...tôi dự kiến sẽ sang nhượng quán hải sản để trả bớt 100 triệu tới hạn... Tổng số nợ hiện nay của tôi khoảng 500 triệu. Hiện nay tôi là công chức, lương 4 triệu /tháng...không có thu nhập gì thêm... (tôi đã ly hôn, không có bất kỳ tài sản gì) sau khi sang quán hải sản chắc chắn tôi không còn nguồn trả lãi...vì vậy tôi muốn tuyên bố vỡ nợ, khi đó chắc chắn các chủ nợ sẽ "ra tay"...làm đơn tố cáo tới cơ quan của tôi... Xin hỏi Luật sư, có luật tuyên bố vỡ nợ không, thủ tục thế nào? Tôi có vi phạm pháp luật không, khi có đơn thư tôi có bị đuổi việc không? Xin chân thành cám ơn!

    Vỡ nợ phải giải quyết như thế nào?

    - Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ có quy định về "phá sản doanh nghiệp", khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn...) thì có quy trình, thủ tục để "báo tử" doanh nghiệp đó là thủ tục phá sản. Còn đối với cá nhân thì không có quy định về "vỡ nợ", "phá sản".

    - Các giao dịch mà bạn trình bày ở trên đều là quan hệ dân sự. Nếu bạn không có khả năng trả nợ thì có thể gửi thông báo cho các chủ nợ để xin khất nợ, giãn nợ, khoan nợ, miễn nợ...

    - Nếu họ không đồng ý với đề xuất của bạn thì họ sẽ tố cáo bạn tới công an hoặc khởi kiện bạn tới Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu bạn vay tiền sau đó sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ hoặc bạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền vay thì bạn mới bị xử lý hình sự. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì đó là quan hệ dân sự và vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

    - Với việc vay lãi suất cao của tín dụng đen thì pháp luật không bảo vệ người cho vay. Nếu việc vay mượn đó được đưa ra pháp luật thì bạn chỉ phải trả tiền gốc và lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng công bố. Với số tiền lãi cao mà bạn đã trả sẽ được trừ vào tiền nợ gốc. Nếu người cho vay đánh đập, uy hiếp bạn để đòi tiền thì bạn có thể trình báo công an để xử lý theo pháp luật.

    11