17:23 - 09/11/2024

Giải quyết vay nợ mất khả năng chi trả

Công việc làm ăn của tôi đang bị sa sút trầm trọng. Dẫn đến việc mắc nợ và phá sản. Vì giữ uy tín và không làm ảnh hưởng kinh doanh. Tôi phải mượn tín dụng ở ngoài với các hình thức vai nặng lãi và chơi hụi. Hiện tại tôi không còn khả năng chi trả và phải bỏ xứ đi trốn chui trốn nhủi, vì tôi xin chủ nợ cho tôi trả từng tháng với số tiền nhỏ nhưng không ai chịu. Hiện tại tôi mắc nợ tín dụng lãi cao ở ngoài khoảng trên 1.5 tỷ đồng. Nhưng giờ đây mỗi ngày chủ nợ cứ thuê đám giang hồ qua nhà tạo áp lực đủ thứ lên gia đình tôi. Có những khoảng nợ trên 200trieu nhưng tôi đã đóng lãi gần 300 triệu, nhưng chủ nợ vẫn thuê xã hội đen tạo áp lực. Giờ tôi không biết làm sao, tôi định ra đầu thú và nhờ công an can thiệp. Nhưng tôi không biết có nên làm vậy không, và nếu rơi vào hoàn cảnh tệ nhất, tôi phải bị ở tù bao lâu, và liệu chủ nợ có cho phép gd tôi trả lần lượt số tiền nhỏ không. Hiện tại tôi rất rối rắm, nhiều lúc muốn tự tử chết nhưng nghĩ bọn xã hội đen sẽ không để yên cho gia định tôi.

Nội dung chính

    Giải quyết vay nợ mất khả năng chi trả

    Trường hợp này của bạn cũng rất khó xử tuy nhiên bạn đã bỏ trốn như vậy là bất lợi cho bạn, nếu bạn có khả năng trả dần số nợ đó thì có thể nhờ cơ quan chức năng, chính quyền giúp đỡ bạn cũng có thể trình bày sự việc đó với cơ quan công an để họ can thiệp giúp bạn đạt được thỏa thuận về việc trả nợ với các chủ nợ.
    Trường hợp bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự bạn vẫn phải trả nợ. Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn có thể đã phạm một trong hai tội sau, phạm tội nào thì phải căn cứ vào tình tiết của sự việc. Hai tội bạn có thể đã phạm phải là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Tái phạm nguy hiểm;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    đ) Tái phạm nguy hiểm;
    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    4