14:06 - 27/09/2024

Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền chứng thực di chúc không?

Vừa qua, tôi có lập di chúc (soạn thảo sẵn) kèm theo các giấy tờ có liên quan nên đến UBND xã yêu cầu chứng thực, nhưng cán bộ nơi đây nói phải đến tổ chức hành nghề công chứng mới được. Xin cho biết, UBND cấp xã có quyền chứng thực di chúc của công dân không?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết .

    Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định di chúc bằng văn bản có 04 loại là:

    - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có công chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    Theo khoản 2, Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16-2-2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

    b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

    c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

    b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

    đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

    e) Chứng thực di chúc;

    g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

    h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

    Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của UBND cấp xã.

    Theo quy định trên, UBND cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực di chúc theo yêu cầu của công dân.

    41