Từ năm 2024, người bị trầm cảm sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự?
Nội dung chính
Từ năm 2024, người bị trầm cảm sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự?
Tại Tiểu mục 5 Mục 2 Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực, bệnh, tật và các vấn đề sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:
TT | Bệnh tật | Điểm |
63 | Rối loạn trầm cảm |
|
| - Mức độ nhẹ | 4 |
| - Mức độ vừa | 5 |
| - Mức độ nặng | 6 |
64 | Các mặt bệnh tâm thần |
|
| - Chậm phát triển tâm thần: |
|
| + Chậm phát triển tâm thần mức độ trầm trọng | 6 |
| + Chậm phát triển tâm thần mức độ nặng | 6 |
| + Chậm phát triển tâm thần mức độ vừa | 5 |
| + Chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ | 5 |
| - Các rối loạn loạn thần cấp và nhất thời: |
|
| + Không hồi phục | 6 |
| + Hồi phục không hoàn toàn | 5 |
| + Hồi phục hoàn toàn | 4 |
| - Các trạng thái hoang tưởng và loạn thần không đặc hiệu | 6 |
| - Các rối loạn tri giác | 6 |
| - Các rối loạn về phân định giới tính | 4 |
| - Các rối loạn về ưa chuộng tình dục | 4 |
65 | Tâm thần phân liệt (các thể) | 6 |
66 | Các rối loạn tâm thần do rượu | 6 |
| - Nghiện rượu mạn tính | 6 |
| - Loạn thần do rượu (hoang tưởng, ảo giác, sảng, các bệnh não thực tổn do rượu | 6 |
| - Hội chứng cai rượu | 6 |
67 | Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng ma túy (opiate, chất dạng amphetamin, cocain, cần sa, chất kích thần khác) | 6 |
68 | Loạn thần do thuốc: |
|
| - Hội chứng cai các thuốc gây nghiện, trạng thái hoang tưởng, ảo giác, loạn thần do ngộ độc thuốc | 6 |
| - Lệ thuộc thuốc gây nghiện | 5 |
69 | Rối loạn phân liệt cảm xúc |
|
| - Thể điển hình, cường độ mạnh, cơn kéo dài, mau tái phát | 6 |
| - Thể trung bình, cơn thưa 1 - 3 năm /lần hoặc thể nhẹ chu kỳ con 3-5 năm | 6 |
| - Hưng cảm | 6 |
| - Trầm cảm | 6 |
| - Hỗn hợp | 6 |
| - Không biệt định | 6 |
70 | Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên |
|
| - Thể nặng và cố định | 6 |
| - Trung bình | 5 |
71 | Rối loạn nhân cách |
|
| - Các rối loạn nhân cách đặc hiệu | 5 |
| - Các rối loạn nhân cách hỗn hợp và các loại nhân cách khác nhau | 4 |
72 | Rối loạn giấc ngủ không thực tổn: |
|
| - Nếu có bệnh cơ thể đi kèm | 5 |
| - Nếu không có bệnh cơ thể đi kèm | 3 |
73 | Rối loạn lo âu: |
|
| - Đã hồi phục | 4 |
| - Đang tiến triển | 5 |
| - Hay tái phát (từ 2 lần trở lên) | 6 |
74 | Rối loạn phân li (chuyển đi): |
|
| - Đã hồi phục sinh hoạt bình thường | 4 |
| - Đang tiến triển | 5 |
| - Hay tái phát (tái phát từ 2 lần trở lên) | 6 |
75 | Các rối loạn tâm thần khác do tổn thương và rối loạn chức năng não và bệnh cơ thể: |
|
| + Đã hồi phục | 4 |
| + Phục hồi không hoàn toàn | 5 |
| + Không hồi phục | 6 |
76 | Rối loạn cảm xúc lưỡng cực |
|
| - Giai đoạn (hưng cảm, trầm cảm, hỗn hợp) | 6 |
| - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại thuyên giảm | 5 |
Theo đó, người bị trầm cảm sẽ được chấm điểm 4 (mức độ nhẹ), điểm 5 (mức độ vừa), điểm 6 (mức độ nặng).
Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP có quy định tiêu chuẩn chung về sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự là sức khỏe Đạt loại 1, loại 2, loại 3.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP có quy định căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
Phương pháp phân loại sức khỏe
...
2. Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
a) Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Như vậy, nếu người bị trầm cảm được chấm điểm 4 (mức độ nhẹ), điểm 5 (mức độ vừa), điểm 6 (mức độ nặng) thì sẽ tương ứng với loại 4,5,6. Như vậy, trong trường hợp này, người bị trầm cảm sẽ không đi nghĩa vụ quân sự.
Sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự được phân loại theo phương pháp nào?
Tại Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP có quy định sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự được phân loại theo phương pháp sau:
Phương pháp 1: Phương pháp cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.
- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.
- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.
- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Phương pháp 2: Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1.
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2.
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3.
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4.
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5.
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Từ năm 2024, người bị trầm cảm sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)
Hội đồng khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự gồm có những ai?
Tại Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện là tổ chức có trách nhiệm khám sức khỏe đi nghĩa vụ đối với công dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm.
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm.
- Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng là cán bộ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về y tế cấp huyện đảm nhiệm.
- Các ủy viên là cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị gồm:
+ Trung tâm Y tế cấp huyện, bệnh viện đa khoa cấp huyện (nếu có).
+ Cơ quan y tế cấp huyện, quân y Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và đại diện các đơn vị có liên quan.
+ Trường hợp cần thiết có thể tăng cường cán bộ, nhân viên y tế cấp tỉnh hoặc quân y Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh quyết định nguồn nhân lực.
Lưu ý: Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực từ 01/01/2024