10:26 - 16/10/2024

Trách nhiệm kiểm tra và xử lý các văn bản của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ là gì theo pháp luật hiện hành?

Trách nhiệm kiểm tra và xử lý các văn bản của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ bao gồm những gì theo quy định pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Trách nhiệm kiểm tra và xử lý các văn bản của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ là gì theo pháp luật hiện hành?

    Trách nhiệm kiểm tra, xử lý văn bản của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 22 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định về rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, theo đó: 

    - Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

    +  Làm đầu mối, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền kiểm tra của Tổng Thanh tra Chính phủ theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;

    + Tham mưu để Tổng Thanh tra Chính phủ thông báo tới cơ quan ban hành văn bản có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

    + Tham gia, đề xuất việc xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật của cơ quan đã ban hành văn bản.

    - Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:

    + Tổ chức hoặc phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức kiểm tra đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền kiểm tra của Tổng Thanh tra Chính phủ có liên quan đến ngành, lĩnh vực do đơn vị mình được giao tham mưu quản lý nhà nước;

    + Phối hợp với Vụ Pháp chế đề xuất việc xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật có liên quan đến ngành, lĩnh vực do đơn vị mình được giao tham mưu quản lý nhà nước;

    + Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư này.

    3