11:17 - 27/09/2024

Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật được quy định như thế nào?

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với các cơ quan nào để hoàn thiện văn bản luật trước khi Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật được quy định như thế nào?

    Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật quy định tại Điều 13 Nghị quyết 26/2004/NQ-QH11 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

    Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 87 của Hiến pháp trình Quốc hội.

    Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua dự án luật; kiến nghị việc Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc hai kỳ họp; giao cho các cơ quan, tổ chức hữu quan chỉnh lý dự thảo.

    Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án luật hoặc Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội được phân công thẩm tra dự án luật có ý kiến khác với ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định;

    Đối với dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện các công việc sau đây:

    - Cho ý kiến về dự án luật; quyết định việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp;

    - Tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về dự án luật; yêu cầu các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để đại biểu Quốc hội thảo luận, góp ý kiến về dự án luật tại địa phương;

    - Chỉ đạo việc tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội;

    - Chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ Tư pháp, Ban công tác lập pháp và các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội dự kiến các nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;

    - Cho ý kiến về việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và thông qua Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, thông qua;

    Đối với dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua tại hai kỳ họp thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện các công việc sau đây:

    - Cho ý kiến về dự án luật; quyết định việc trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật tại kỳ họp;

    - Chỉ đạo việc tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án luật tại kỳ họp thứ nhất;

    - Chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ Tư pháp, Ban công tác lập pháp và các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội dự kiến các nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;

    - Tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất và yêu cầu các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để đại biểu Quốc hội thảo luận, góp ý kiến về dự thảo luật này tại địa phương;

    - Quyết định tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo luật căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án hoặc theo quyết định của Quốc hội.

    Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định và công bố nội dung, phạm vi, thể thức, thời gian lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo luật;

    - Cho ý kiến về việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, của nhân dân, các ngành, các cấp đối với dự thảo luật; thông qua báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ hai;

    - Thực hiện các công việc quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này tại kỳ họp thứ hai;

    Trong trường hợp dự thảo luật chưa được thông qua hoặc được thông qua một phần thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thảo luận, thông qua tại kỳ họp tiếp theo;

    Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ban công tác lập pháp phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoàn thiện văn bản luật trước khi Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực.

    2