11:32 - 19/12/2024

Top 35 câu ca dao tục ngữ về thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11? Ngày 20 tháng 11 do cơ quan nào tổ chức?

Tham khảo top 35 câu ca dao tục ngữ về thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11? Ngày 20 tháng 11 do cơ quan nào tổ chức?

Nội dung chính


    Top 35 câu ca dao tục ngữ về thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11?

    Dưới đây là một số câu ca dao tục ngữ về thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11 giúp các bạn học sinh tham khảo làm báo tường, viết lời chúc mừng để gửi đến thầy cô thân yêu của mình:

    Câu tục ngữ về thầy cô giáo

    1. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

    2. Không thầy đố mày làm nên

    3. Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy

    4. Tiên học lễ, hậu học văn

    5. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

    6. Mấy ai là kẻ không thầy,

    Thế gian thường nói “đố mày làm nên”.

    7. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    8. Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy

    9. Nhất quý nhì sư

    10. Trọng thầy mới được làm thầy.

    Câu ca dao về thầy cô giáo

    ***

    Ở đây gần bạn gần thầy

    Có công mài sắt có ngày nên kim.

    ***

    Yêu kính thầy mới làm thầy

    Những phường bội bạc sau này ra chi.

    ***

    Mười năm luyện tập sách đèn

    Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy.

    ***

    Muốn sang thì bắc cầu Kiều

    Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

    ***

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

    ***

    Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

    Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

    ***

    Thời gian dẫu bạc mái đầu

    Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

    ***

    Ơn thầy soi lối mở đường

    Cho con vững bước dặm trường tương lai.

    ***

    Mười năm rèn luyện sách đèn

    Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy

    ***

    Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

    Ơn cha nghĩa trọng công Thầy cũng sâu.

    ***

    Mấy ai là kẻ không thầy,

    Thế gian thường nói “đố mày làm nên”.

    ***

    Công cha, áo mẹ, chữ thầy

    Gắng công mà học có, ngày thành danh.

    ***

    Bẻ lau làm viết chép văn

    Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.

    ***

    Dốt kia thì phải cậy thầy

    Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.

    ***

    Dạy con từ thuở tiểu sinh

    Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi

    ***

    Học cho "cách vật trí tri"

    Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

    ***

    Muốn khôn thì phải có thầy

    Không thầy dạy dỗ, đố mày làm nên.

    ***

    Ai người đánh thức đêm trường mộng

    Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang

    ***

    Ai thắp lửa bồ đề tỏa sáng.

    Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian.

    ***

    Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

    Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

    ***

    Mười năm rèn luyện sách đèn

    Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

    ***

    Mẹ cha công đức sinh thành

    Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

    ***

    Ơn Thầy không bằng gốc bễ,

    Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.

    ***

    Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức

    Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương.

    ***

    Con ơi ghi nhớ lời này

    Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

    Lưu ý: Trên đây là tổng hợp câu ca dao tục ngữ về thầy cô giáo nhân ngày 20/11.

    Tổng hợp câu ca dao tục ngữ về thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11?

    Top 35 câu ca dao tục ngữ về thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11? Ngày 20 tháng 11 do cơ quan nào tổ chức? (Hình từ Internet)

    Ngày 20 tháng 11 do cơ quan nào tổ chức?

    Căn cứ Điều 3 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 quy định về ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:

    Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
    Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

    Như vậy, theo quy định trên thì việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân.

    Hướng dẫn tổ chức ngày 20/11/2024 như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26-TT năm 1982, Bộ Giáo dục hướng dẫn việc thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 chi tiết như sau:

    - Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức thống nhất trong cả nước vào ngày 20/11 hàng năm trong tất cả các trường học ở các cấp, thuộc các ngành học mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phổ thông và sư phạm.

    - Hàng năm, từ tháng 10, các cấp quản lý giáo dục Công đoàn giáo dục cần chủ động báo cáo với các cấp chính quyền, đoàn thể để có cuộc họp nhằm xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên; kiểm điểm việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm.

    - Chú ý những vấn đề quan trọng như

    + Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đã ban hành cho giáo viên như cung cấp lương thực, thực phẩm, phân phối vải, chăm sóc sức khoẻ, điều kiệm ăn ở, làm việc, nghỉ ngơi, chế độ lương và quan tâm giáo dục, bồi dưỡng chính trị, đạo đức phát triển Đảng... để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh.

    + Trên cơ sở đánh giá đầy đủ tình hình đội ngũ hiện nay, yêu cầu cô giáo, thầy giáo nâng cao hơn nữa nhận thức về vinh dự, trách nhiệm, ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

    - Trước hoặc trong ngày 20 tháng 11, cán bộ quản lý giáo dục cần có kế hoạch để các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh, cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, phụ nữ, thanh niên đi thăm hỏi, tổ chức họp mặt thân mật và động viên khen thưởng những giáo viên, công nhân viên, cán bộ giáo dục có thành tích (kể cả các cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu).

    - Cần tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam trong mọi ngành mọi giới ở các cấp.

    - Nên tận dụng các phương tiện thông tin, các cuộc họp để tuyên truyền, biểu dương những việc làm thiết thực thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam của mọi ngành, mọi giới trong xã hội ta.

    - Trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

    - Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ.

    - Các trường học cần sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong học kỳ 1.

    - Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Hội đồng Bộ trưởng bảo đảm được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam, các địa phương cần thực hiện và vận dụng các kinh nghiệm tốt để ngày 20 tháng 11 hàng năm được tổ chức thật trọng thể, thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

    32