Tổ chức thực hiện các nội dung của Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Tổ chức thực hiện các nội dung của Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin được quy định như thế nào?
Tổ chức thực hiện các nội dung của Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin được quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2017/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, theo đó:
Cơ quan Trung ương thực hiện
- Khảo sát nhu cầu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin cơ sở, xây dựng Chương trình khung, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin cơ sở: Do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện;
- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo: Do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện. Riêng nội dung tập huấn cho phóng viên, biên tập viên báo chí, xuất bản do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện;
- Sản xuất nội dung thông tin, tuyên truyền có nội dung phù hợp với phạm vi toàn quốc hoặc vùng miền: Do các cơ quan Trung ương tham gia Dự án thực hiện.
Các địa phương thực hiện
- Xây dựng bổ sung nội dung tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu đặc thù của địa phương;
- Sản xuất nội dung thông tin, tuyên truyền theo yêu cầu của địa phương, thiết lập Bảng tin công cộng, tổ chức hoạt động thông tin, truyền thông cổ động tại địa phương;
- Đối với hoạt động tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền phục vụ chung cho khu vực:
Địa phương được phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ sản xuất nội dung thông tin, tuyên truyền chung cho khu vực, xây dựng kế hoạch triển khai gửi Bộ Thông tin và Truyền thông thỏa thuận trước khi triển khai, thực hiện. Kế hoạch của địa phương phải thể hiện được một số nội dung chính sau: Sự cần thiết; nội dung chủ đề; hình thức thông tin, tuyên truyền; quy mô, phạm vi; phương án phát hành, đăng tải, phát sóng (bao gồm cả ở các địa phương khác thuộc khu vực được hưởng thụ sản phẩm); kinh phí thực hiện; tổ chức thực hiện; phân tích hiệu quả.
Đối với việc đầu tư, mua sắm thiết bị chuyên ngành, thiết lập cụm thông tin cơ sở, hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho hộ nghèo
- Căn cứ quy định tại các Điều 5, 6 và 9 Thông tư này, các địa phương xác định đối tượng, nhu cầu và xây dựng kế hoạch thực hiện (chi tiết theo từng năm) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp. Căn cứ đề xuất của của các địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo quy định.
Nội dung đề xuất kế hoạch thực hiện của địa phương phải thể hiện được một số nội dung chính sau: Sự cần thiết, địa điểm, quy mô thực hiện; nguồn kinh phí thực hiện; kế hoạch triển khai; trách nhiệm bố trí kinh phí để duy trì, vận hành; công tác phối hợp giữa các đơn vị ở địa phương; nhiệm vụ quản lý, duy trì, vận hành cụm thông tin cơ sở sau khi thiết lập, hiệu quả về truyền thông của việc thiết lập.
- Việc triển khai thực hiện các nội dung quy định tại các Điều 5, 6 và 9 Thông tư này và tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan.
Để tránh chồng chéo trong hoạt động thông tin, tuyên truyền, các Bộ, cơ quan Trung ương được giao kinh phí thực hiện hoạt động “Giảm nghèo về thông tin” có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất về chủ đề, nội dung, hình thức tuyên truyền, quy mô, phạm vi, đối tượng thụ hưởng trước khi triển khai thực hiện.