14:49 - 01/10/2024

Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định có trách nhiệm gì đối với hoạt động đã được chứng nhận đăng ký?

Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định được quy định thế nào? Hồ sơ và tài liệu liên quan đến điều kiện hoạt động kiểm định cần được tổ chức lưu giữ trong bao lâu?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định được quy định thế nào

    Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có trách nhiệm:

    - Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong lĩnh vực hoạt động đã được chứng nhận đăng ký; tuân thủ, duy trì và lưu giữ hồ sơ, tài liệu về việc tổ chức thực hiện các điều kiện hoạt động quy định tại Nghị định này;

    - Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; in ấn, chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; biện pháp ngăn ngừa, phòng chống sự tác động làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của phương tiện đo, chuẩn đo lường trong quá trình sử dụng;

    - Niêm yết công khai giá dịch vụ; chấp hành quy định về giá dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Định kỳ hàng năm trước ngày 31 tháng 3 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, lập và gửi báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

     

    3