Thương tích do bị đánh có thể được hưởng bảo hiểm y tế
Nội dung chính
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Khám bệnh để sàng lọc, chuẩn đoán sớm một số bệnh;
c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Tuy nhiên, tại khoản 12 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế có quy định, khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra là không thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế. Theo quy định này chỉ những người bị thương tích do chính hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây rathì mới không được hưởng bảo hiểm y tế khi vào điều trị tại cơ sở y tế.
Việc bạn vào điều trị ở bệnh viện là do bạn bị người khác đánh, gây thương tích nhưng thư của bạn không cho biết lý do vì sao bị đánh, bạn có hành vi vi phạm pháp luật dẫn tới bị tổn thương về thể chất không? (ví dụ bạn gây ra tai nạn giao thông cho người khác, cố ý gây thương tích cho người khác nhưng bị người đó đánh bị thương...). Do đó, nếu bạn có hành vi vi phạm pháp luật dẫn tới việc bị đánh, gây thương tích thì bạn không thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế. Ngược lại, nếu bạn không có hành vi vi phạm pháp luật dẫn tới việc bị đánh, bạn thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, nếu bạn bị người khác xâm phạm thân thể, dẫn đến thương tích, theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự, cá nhân được quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể nên người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của cá nhân... phải bồi thường. Do đó, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu người đã gây thương tích cho bạn bồi thường thiệt hại.
Mức bồi thường gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc; và khoản tiền bù đắp về tinh thần (Điều 609 BLDS).
Trong trường hợp tỷ lệ thương tật của bạn từ 11% trở lên, hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự (như dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già...) thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố đối với người gây thương tích cho bạn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.