17:51 - 12/11/2024

Thu nhập từ thừa kế chứng khoán có phải nộp thuế TNCN không?

Xin hỏi: Thu nhập từ thừa kế chứng khoán có phải nộp thuế TNCN không?

Nội dung chính

    Thu nhập từ thừa kế chứng khoán có phải nộp thuế TNCN không?

    Tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:

    Các khoản thu nhập chịu thuế

    ...

    9. Thu nhập từ nhận thừa kế

    Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:

    a) Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

    b) Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.

    ...

    Như vậy, thu nhập từ thừa kế chứng khoán là khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật. Người nhận thừa kế chứng khoán có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

    Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNCN?

    Tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 và Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN cụ thể như sau:

    Các khoản thu nhập chịu thuế

    Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

    1. Thu nhập từ kinh doanh

    ...

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    ...

    3. Thu nhập từ đầu tư vốn

    ...

    4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

    ...

    5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

    ...

    6. Thu nhập từ trúng thưởng

    ...

    7. Thu nhập từ bản quyền

    ...

    8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

    ...

    9. Thu nhập từ nhận thừa kế

    ...

    10. Thu nhập từ nhận quà tặng

    ...

    Như vậy, có 10 khoản thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm:

    - Thu nhập từ kinh doanh.

    - Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

    - Thu nhập từ đầu tư vốn.

    - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

    - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

    - Thu nhập từ trúng thưởng.

    - Thu nhập từ bản quyền.

    - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

    - Thu nhập từ nhận thừa kế.

    - Thu nhập từ nhận quà tặng.

    Đối tượng nào phải nộp thuế TNCN?

    Tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định về đối tượng nộp thuế TNCN như sau:

    Đối tượng nộp thuế

    1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

    2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

    a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

    b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

    3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

    Như vậy, đối tượng phải nộp thuế TNCN bao gồm:

    - Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

    Cụ thể cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

    + Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

    + Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam.

    - Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện của cá nhân cứ trú nêu trên.

    Trân trọng!

    8