08:07 - 18/12/2024

Thời gian thực hiện thanh tra lại là bao lâu? Trưởng đoàn thanh tra lại có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Thời gian thực hiện thanh tra lại là bao lâu? Trưởng đoàn thanh tra lại có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Nội dung chính

    Thời gian thực hiện thanh tra lại là bao lâu?

    Căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:

    Thời hạn thanh tra lại
    1. Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 45 ngày.
    2. Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 30 ngày.

    Như vậy, thời hạn thanh tra lại là 45 ngày đối với cuộc thanh tra Chính phủ, 30 ngày đối với cuộc thanh tra Bộ, tỉnh.

    Thời gian thực hiện thanh tra lại là bao lâu? Trưởng đoàn thanh tra lại có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

    Thời gian thực hiện thanh tra lại là bao lâu? Trưởng đoàn thanh tra lại có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

    Trưởng đoàn thanh tra lại có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 43/2023/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra lại như sau:

    Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lại
    Khi tiến hành thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các Điều 80, 81 và 82 của Luật Thanh tra và theo quy định của Nghị định này.

    Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra lại sẽ được thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra tại Điều 81 Luật Thanh tra 2022. Cụ thể như sau:

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra
    1. Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
    b) Kiến nghị người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm thực hiện yêu cầu, mục đích thanh tra;
    c) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
    d) Yêu cầu, đề nghị người có thẩm quyền quyết định việc tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tạm giữ tài sản kiểm kê;
    đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản;
    e) Quyết định niêm phong tài liệu;
    g) Quyết định kiểm kê tài sản;
    h) Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;
    i) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;
    k) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
    l) Báo cáo người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
    m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

    Như vậy, khi tiến hành thanh tra lại, Trưởng đoàn thanh tra lại có các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.

    Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra lại được quy định ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 43/2023/NĐ-CP thì khi tiến hành thanh tra lại, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra lại được thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra.

    Cụ thể, dẫn chiếu đến quy định tại Điều 82 Luật Thanh tra 2022 như sau:

    Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra
    1. Thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
    b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
    c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
    d) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
    đ) Báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo;
    e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
    2. Thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 1 Điều này.

    Như vậy, thành viên Đoàn thanh tra lại có các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.

    Trường hợp thành viên Đoàn thanh tra lại không phải Thanh tra viên thì không áp dụng 02 nội dung sau:

    - Yêu cầu đối tượng thanh tra, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu;

    - Xử phạt vi phạm hành chính

    Nghị định 43/2023/NĐ-CP được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.

    170
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ