10:53 - 27/09/2024

Thanh toán số tiền vay ngân hàng khi người vay chết hiện nay được quy định như thế nào?

Thanh toán số tiền vay ngân hàng khi người vay chết hiện nay được quy định như thế nào? Văn bản nào hiện đang quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Thanh toán số tiền vay ngân hàng khi người vay chết hiện nay được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào mục 1 Hướng dẫn 316 /NHCS – KH về nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo quy định về mục đích cho vay như sau:

    Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.

    Tại 17.1 Hướng dẫn 316 /NHCS – KH quy định về quyền và nghĩa vụ đối với hộ nghèo vay vốn:

    + Có quyền trả nợ trước hạn và từ chối các yêu cầu của Bên cho vay trái với quy định tại văn bản này.

    + Có nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, kịp thời; phải kê khai đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp; thực hiện đầy đủ các cam kết ghi trong hồ sơ vay vốn.

    Tại mục 14 Hướng dẫn 316 /NHCS – KH quy định về xử lý nợ bị rủi ro như sau:

    - Hộ vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như: thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường không có lợi cho hộ vay được giải quyết như sau:

    + Trường hợp xảy ra trên diện rộng, việc xử lý rủi ro thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    + Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ, giãn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro của NHCSXH căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể (Quy trình lập hồ sơ và xử lý nợ theo hướng dẫn riêng của NHCSXH).

    - Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của hộ vay, của tổ chức nhận uỷ thác hoặc của cán bộ, viên chức NHCSXH gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm”.

    Căn cứ vào quy định này thì hộ vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như: thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường không có lợi cho hộ vay thì sẽ được giải quyết như sau

    + Trường hợp xảy ra trên diện rộng, việc xử lý rủi ro thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    + Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ, giãn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro của NHCSXH căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể.

    Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của hộ vay, của tổ chức nhận uỷ thác hoặc của cán bộ, viên chức NHCSXH gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.

    Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì trường hợp của bạn, nếu như bạn không thuộc trường hợp vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như: thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường không có lợi cho bạn thì bạn vẫn phải trả tiền đã vay. Tuy nhiên, bạn nên thử liên hệ Ngân hàng Chính sách xã hội để được hỗ trợ và xem xét tình hình của gia đình mình.

    7