16:56 - 19/11/2024

Quy định về xét biên chế công chức

Quy định về xét biên chế công chức. Cho tôi hỏi: bằng trung cấp hành chính - chính trị có được xét vào biên chế công chức không vậy? Quy định xét biên chế công chức ra sao?

Nội dung chính

    Quy định về xét biên chế công chức

    Điều 4 Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức quy định về căn cứ xác định biên chế công chức như sau:

    1. Đối với cơ quan, tổ chức ở Trung ương

    a) Vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền quy định;

    b) Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý của ngành, lĩnh vực;

    c) Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành;

    d) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

    đ) Thực tế tình hình quản lý biên chế công chức được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    2. Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương

    a) Các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

    c) Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;

    d) Đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập

    a) Các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Quy định của Chính phủ về công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

    Điều 3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định về căn cứ tuyển dụng công chức:

    + Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức.

    + Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.

    + Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng.

    Điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau:

    Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

    + Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

    + Đủ 18 tuổi trở lên;

    + Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

    + Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

    + Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

    + Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

    + Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

    Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

    + Không cư trú tại Việt Nam;

    + Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

    Căn cứ vào Điều 37 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định thì có 2 phương thức tuyển dụng công chức tuyển dụng như sau:

    + Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

    + Người có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

    Như vậy, bạn phải đáp ứng được điều kiện nêu trên cùng với các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để xác định được việc bạn có đủ điều kiện xét tuyển công chức hay không.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xét biên chế công chức. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 21/2010/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

    6