11:04 - 26/10/2024

Quy định về vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển được thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Xin cho hỏi: Quy định về vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển được thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Quy định về vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển được thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Theo Điều 6 Nghị định 46/2021/NĐ-CP có quy định về vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển như sau:

    Vốn chủ sở hữu:

    + Vốn điều lệ ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

    Việc thay đổi mức vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Phát triển và ý kiến của Bộ Tài chính, đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển trong từng thời kỳ;

    + Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách nhà nước cấp;

    + Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính;

    + Chênh lệch do đánh giá lại tài sản; chênh lệch tỷ giá;

    + Kết quả hoạt động chưa phân phối;

    + Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức trong nước và nước ngoài;

    + Vốn khác thuộc sở hữu của Ngân hàng Phát triển.

    Vốn huy động theo quy định của pháp luật, gồm:

    + Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;

    + Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển;

    + Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài;

    +  Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    + Huy động của các tổ chức khác trong và ngoài nước;

    + Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

    + Huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

    Các khoản vốn khác gồm:

    +  Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất để thực hiện các hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;

    + Vốn vay nước ngoài của Chính phủ được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại;

    + Vốn nhận ủy thác của Bộ Tài chính, chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức trong nước và nước ngoài (bên ủy thác) để thực hiện theo văn bản yêu cầu của bên ủy thác;

    +  Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    2