Quy định về cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội?
Nội dung chính
Quy định về cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội?
Mục 1 Phần I Một số định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ 01/02/2023) quy định về cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội như sau:
- Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
- Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;
- Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện;
- Thông tư số 49/2019/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn quy trình, hồ sơ thanh quyết toán, thủ tục hỗ trợ giá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, nhiệm vụ an sinh xã hội;
- Thông tư số 09/2018/TT-BGTVT ngày 02 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia;
- Văn bản số 933/TTg-CN ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc chạy tàu an sinh xã hội.
Hình từ Internet
Quy định về nội dung xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội?
Mục 2 Phần I Một số định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ 01/02/2023) quy định về nội dung xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội như sau:
Các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng, thẩm định kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội (sau đây gọi là định mức kinh tế - kỹ thuật) ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm: một số định mức của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
Quy định về hướng dẫn sử dụng định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội?
Mục 4 Phần I Một số định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ 01/02/2023) quy định về hướng dẫn sử dụng định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội như sau:
a) Định mức kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để lập đơn giá, dự toán chi phí cho công tác tổ chức chạy tàu an sinh xã hội trên tuyến đường sắt Gia Lâm - Quán Triều và Gia Lâm - Đồng Đăng;
b) Định mức kinh tế - kỹ thuật chưa bao gồm chi phí đầu tư, sửa chữa, thay thế, nâng cấp thiết bị chạy tàu và các chi phí khác liên quan đến chuyển đổi công nghệ chạy tàu và bán vé;
c) Đối với một số định mức gồm: Định mức sửa chữa toa xe; định mức hao phí vật tư, vật liệu sửa chữa toa xe; định mức sửa chữa máy phát điện, định mức khấu hao máy phát điện (nếu máy còn khấu hao); định mức chi phí dùng chung tại các ga (ga đầu cuối và ga có dừng để đón trả khách); định mức chi phí dồn tàu (ngoại trừ chi phí nhiên liệu đã được quy định); định mức chi phí gián tiếp phục vụ chạy tàu an sinh xã hội bao gồm định mức lao động quản lý, lao động phục vụ, lao động bổ sung; hao phí tài sản cố định, công cụ, thiết bị dùng chung (nhà cửa, bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, điều hòa, quạt, đèn chiếu sáng và các trang thiết bị văn phòng khác) phục vụ cho chạy tàu an sinh xã hội; các dịch vụ mua ngoài dùng chung (điện năng, internet, điện thoại, nước và các dịch vụ khác) phục vụ cho chạy tàu an sinh xã hội. Trong quá trình xây dựng, thẩm định kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội, những chi phí này được phép thí điểm áp dụng định mức nội bộ do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt ban hành hoặc thanh, quyết toán theo giá trị hóa đơn của doanh nghiệp với các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm phù hợp với thực tế chi phí tàu an sinh xã hội và các quy định hiện hành;
d) Chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản chi khác của nhân công trực tiếp phục vụ cho chạy tàu an sinh xã hội được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật, bao gồm cả các khoản do người sử dụng lao động chi trả;
e) Chi phí nhiên liệu, năng lượng (CNL): Chi phí nhiên liệu, năng lượng của đầu máy kéo tàu, máy phát điện được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
+ ĐNLi: Định mức tiêu hao nhiên liệu loại i đầu máy, máy phát điện làm việc.
+ GNLi: Giá nhiên liệu loại i.
+ KPi: Hệ số chi phí nhiên liệu phụ bao gồm dầu mỡ bôi trơn, dầu chuyền động...loại i đối với động cơ diesel bằng 1,03.
Trân trọng!