Quy định tổ chức họp xử lý công việc thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước như thế nào hiện nay?
Nội dung chính
Quy định tổ chức họp xử lý công việc thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước như thế nào hiện nay?
Tổ chức họp xử lý công việc thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 18 Quy chế làm việc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 như sau:
(1) Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách họp với các chuyên gia, chủ đề án và đại diện các đơn vị có liên quan để nghe ý kiến tư vấn, tham mưu trước khi quyết định giải quyết công việc.
- Trách nhiệm của Văn phòng:
+ Đôn đốc đơn vị chủ đề án chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp, gửi giấy mời cùng tài liệu đến các thành phần được mời trước ngày họp ít nhất 03 ngày làm việc (trừ trường hợp đặc biệt được Thống đốc, Phó Thống đốc đồng ý gửi tài liệu muộn hơn);
+ Chuẩn bị địa điểm, lễ tân, hậu cần và các điều kiện phục vụ cho cuộc họp, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ này nếu cuộc họp được tổ chức ở ngoài cơ quan Ngân hàng Nhà nước;
+ Ghi biên bản cuộc họp và ghi âm khi cần thiết;
+ Thông báo bằng văn bản kết luận của Thống đốc, Phó Thống đốc về nội dung cuộc họp (nếu cần).
- Trách nhiệm của chủ đề án:
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp theo thông báo của Văn phòng;
+ Chuẩn bị ý kiến giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung họp;
+ Sau cuộc họp phối hợp với Văn phòng hoàn chỉnh đề án hoặc văn bản trình theo kết luận của Thống đốc, Phó Thống đốc.
(2) Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước họp để giải quyết các công việc quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quy chế này, họp giao ban hàng tuần hoặc họp thường kỳ hàng tháng, thực hiện theo các thủ tục liên quan quy định tại Chương V của Quy chế này.
Trên đây là nội dung quy định về việc tổ chức họp xử lý công việc thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014.