Quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được kiểm tra, cấp thế nào?
Nội dung chính
Quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được kiểm tra, cấp thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 138/2021/TT-BQP việc cấp dấu nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng được quy định như sau:
1. Dấu nghiệp vụ cấp cho cơ sở Đo lường-Chất lượng phù hợp với lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công nhận.
2. Nguyên tắc cấp dấu nghiệp vụ
a) Cấp mới các dấu nghiệp vụ cho cơ sở Đo lường-Chất lượng được công nhận năng lực lần đầu.
b) Cấp thay thế dấu nghiệp vụ trong các trường hợp dấu cũ bị hỏng, không còn giá trị sử dụng.
c) Khi cấp dấu phải lập biên bản giao, nhận con dấu. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ phải có mẫu con dấu và ghi rõ tình trạng con dấu vào cột “Ghi chú” của Biên bản. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ lập thành hai bản; một bản lưu tại Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu và một bản gửi cho cơ sở Đo lường-Chất lượng được cấp dấu.
Mẫu Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng
Căn cứ Điều 10 Thông tư này việc kiểm tra việc quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng như sau:
- Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ.
- Hằng năm, cơ sở Đo lường-Chất lượng báo cáo việc quản lý, sử dụng dấu theo quy định của Ngành Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng.
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra mẫu dấu, hiện trạng của các dấu nghiệp vụ đang sử dụng và việc sử dụng dấu nghiệp vụ.
- Chế độ kiểm tra: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.