Quá trình xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại diễn ra như thế nào?
Nội dung chính
Quá trình xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại diễn ra như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án trong các vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của các Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án.
Khi thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án người được thi hành án, người phải thi hành án phải cung cấp bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác liên quan (nếu có); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án phải cung cấp tài liệu chứng minh quyền lợi, nghĩa vụ của mình liên quan trực tiếp đến việc thi hành án.
2. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải ra Quyết định xác minh điều kiện thi hành án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định xác minh điều kiện thi hành án phải được gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Trên đây là nội dung tư vấn về xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại.