Phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia
Nội dung chính
Phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia
Phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia được quy định tại Khoản 3 Điều 37 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
Phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia
a) Phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia năm
- Phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia năm là cơ sở cho công tác điều hành, giám sát đảm bảo cung cấp điện, bao gồm các nội dung chính sau: dự báo nhu cầu phụ tải điện; kế hoạch huy động nguồn điện; kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải; các ràng buộc nguồn, lưới điện và cung cấp nhiên liệu;
- Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Cấp điều độ quốc gia có trách nhiệm hoàn thành và trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới;
- Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thông qua phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới và báo cáo Cục Điều tiết điện lực;
- Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, Cục Điều tiết Điện lực có trách nhiệm trình Bộ Công Thương phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới;
b) Phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia tháng, tuần và các phương thức đặc biệt do Cấp điều độ quốc gia lập trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt;
c) Phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia ngày tới do Cấp điều độ quốc gia lập và phê duyệt trên cơ sở phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia tuần đã được phê duyệt.
Nội dung chính của phương thức vận hành hệ thống điện được quy định tại Điều 36 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
Để tính toán, chuẩn bị cho công tác điều độ vận hành hệ thống điện thời gian thực, yêu cầu lập phương thức vận hành hệ thống điện với các nội dung chính sau:
1. Kế hoạch đưa công trình mới vào vận hành.
2. Sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện.
3. Dự báo phụ tải hệ thống điện.
4. Đánh giá an ninh hệ thống điện; thông báo khả năng thiếu hụt công suất, sản lượng điện năng.
5. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện.
6. Phiếu thao tác.
7. Kế hoạch thử nghiệm, thí nghiệm trong quá trình vận hành thiết bị.
8. Kế hoạch huy động nguồn điện cho ít nhất hai kịch bản thủy văn.
9. Kế hoạch huy động tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ phụ trợ (nếu có).
10. Kế hoạch cung cấp khí cho phát điện.
11. Kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải, phân phối thuộc quyền điều khiển.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật thông tin thêm đến bạn những vấn đề sau:
Hệ thống điện Việt Nam gồm có các nhà máy điện, các lưới điện, các hộ tiêu thụ được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện 4 quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng trong lãnh thổ Việt Nam.
Nhà máy điện: là nơi sản xuất (chuyển đổi) ra điện năng từ các dạng năng lượng khác.
Lưới điện: làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
- Lưới hệ thống: nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu vực. Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 kV.
- Lưới truyền tải: phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương. Thường từ 110-220 kV do A1, A2, A3 quản lý.
- Lưới phân phối: từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV) do sở điện lực tỉnh quản lý và phân phối hạ áp (220-380V).
Hộ tiêu thụ: do đặc điểm và yêu cầu từng loại khách hàng sử dụng điện nên phụ tải điện được chia ra.
- Hộ loại 1: hộ tiêu thụ quan trọng nếu ngừng cung cấp điện nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
- Hộ loại 2: nếu ngừng cung cấp chỉ gây thiệt hại về kinh tế như quá trình sản xuất bị gián đoạn.
- Hộ loại 3: là những hộ còn lại.