09:14 - 17/09/2024

Những trường hợp viên chức quản lý bị miễn nhiệm gì? Viên chức quản lý không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc trường hợp nào?

Viên chức quản lý bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? Các trường hợp viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý là gì? Viên chức quản lý không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc trường hợp nào?

Nội dung chính

    Viên chức quản lý bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?

    Viên chức quản lý bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? Các bạn cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật nước ta hiện hành thì người được bổ nhiệm làm viên chức quản lý thì có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?

    Trả lời:

    Theo quy định hiện hành thì viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

    Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. theo quy định của pháp luật về viên chức.

    Trong một số trường hợp cụ thể theo luật định thì người được bổ nhiệm làm viên chức quản lý có thể bị miễn nhiệm.

    Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Viên chức 2010 thì viên chức quản lý có thể bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Không đủ sức khoẻ;

    - Không đủ năng lực, uy tín;

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ;

    - Vì lý do khác.

    Thẩm quyền miễn nhiệm viên chức quản lý:

    - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện miễn nhiệm đối với viên chức giữ chức vụ quản lý theo phân cấp.

    - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hoặc phân cấp việc miễn nhiệm đối với viên chức.

    Viên chức quản lý sau khi được miễn nhiệm được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền bố trí vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

    Những trường hợp viên chức quản lý bị miễn nhiệm gì? Viên chức quản lý không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Các trường hợp viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý

    Theo quy định thì có các trường hợp nào viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật viên chức 2010 thì các trường hợp viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc được miễn nhiệm chức vụ quản lý được quy định cụ thể như sau:

    a) Không đủ sức khoẻ;

    b) Không đủ năng lực, uy tín;

    c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;

    d) Vì lý do khác.

    Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý cho thôi giữ chức vụ quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    Viên chức quản lý sau khi được thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền bố trí vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

    Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc xin thôi giữ chức vụ quản lý, miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Viên chức quản lý không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc trường hợp nào?

    Theo quy định thì viên chức quản lý sẽ không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc trường hợp nào? Nhờ hỗ trợ.

    Trả lời:

    Khoản 2 Điều 54 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định: Viên chức quản lý không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu thôi giữ chức vụ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;

    - Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.

    Trân trọng!

    8