10:14 - 12/11/2024

Nhà ở xã hội được quản lý, sử dụng như thế nào? Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội được quản lý, sử dụng như thế nào? Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội? Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Nhà ở xã hội được quản lý, sử dụng như thế nào?

    Việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội được quy định như thế nào? Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 64 Luật Nhà ở 2014 thì việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội được quy định cụ thể như sau:

    - Đối với nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà ở xã hội quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở; trường hợp có từ hai đơn vị trở lên đăng ký tham gia thì việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở được thực hiện theo nguyên tắc đấu thầu.

    - Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở 2014 thì việc quản lý vận hành nhà ở được quy định như sau:

    + Nhà ở xã hội để cho thuê thì chủ đầu tư tự tổ chức quản lý vận hành nhà ở hoặc thuê, ủy thác cho đơn vị có năng lực quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thực hiện quản lý vận hành nhà ở đó;

    + Nhà ở xã hội để cho thuê mua thì trong thời hạn cho thuê mua, chủ đầu tư thực hiện quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Nhà ở 2014; sau khi người thuê mua đã thanh toán đủ tiền thuê mua cho chủ đầu tư thì việc quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Nhà ở 2014;

    + Nhà ở xã hội để bán thì người mua nhà ở tự thực hiện việc quản lý vận hành nếu là nhà ở riêng lẻ; trường hợp là nhà chung cư thì phải tuân thủ các quy định về quản lý vận hành nhà chung cư quy định tại Luật Nhà ở 2014.

    - Các hoạt động quản lý vận hành nhà ở xã hội được hưởng cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích.

    - Đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội được quyền kinh doanh các dịch vụ khác trong khu nhà ở xã hội mà không bị luật cấm để giảm giá dịch vụ quản lý vận hành nhà ở.

    Trên đây là nội dung tư vấn về việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nhà ở 2014.

    Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

    Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định như thế nào? Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Cho tôi hỏi, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 thì điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định cụ thể như sau:

    - Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:

    + Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

    + Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;

    + Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014 thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014.

    - Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:

    + Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;

    + Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.

    Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nhà ở 2014.

    Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được quy định ra sao?

    Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được quy định ra sao? Vì đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, dù có tìm hiểu nhưng vẫn chưa hiểu lắm, Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?

    Trả lời:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Nhà ở 2014, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được quy định như sau:

    1. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này thì Bộ Xây dựng nếu là nguồn vốn đầu tư của trung ương hoặc cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nếu là nguồn vốn đầu tư của địa phương báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư.

    2. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định như sau:

    a) Trường hợp Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng nhà ở xã hội thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc chỉ định chủ đầu tư nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư;

    b) Trường hợp phải dành quỹ đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này thì giao chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, trừ trường hợp Nhà nước sử dụng diện tích đất này để giao cho tổ chức khác thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;

    c) Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, có đủ điều kiện làm chủ đầu tư và có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội;

    d) Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp ở thì doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án.

    3. Đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên diện tích đất ở hợp pháp của mình thì hộ gia đình, cá nhân đó thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

    4. Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật này.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Luật Nhà ở 2014. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

    Trân trọng!

    5