Thứ 3, Ngày 29/10/2024
16:05 - 12/10/2024

Nguyên tắc đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động ngành Tòa án được quy định như thế nào?

Trong đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động ngành Tòa án, nguyên tắc nào cần được tuân thủ để bảo đảm sự công bằng và minh bạch?

Nội dung chính

    Nguyên tắc đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động ngành Tòa án được quy định như thế nào?

    Tại Điều 3 Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 về Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành, có quy định nguyên tắc đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động như sau:

    1. Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền đánh giá, đồng thời thực hiện việc phân loại công chức, viên chức, người lao động và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
    2. Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của công chức, viên chức, người lao động đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của đơn vị. Cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, thiếu sót, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của công chức, viên chức, người lao động.
    3. Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị không được, cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
    4. Trường hợp công chức, viên chức, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
    5. Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ.

    Trên đây là nội dung tư vấn. Rất mong những thông tin choa sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

    Trân trọng!