15:33 - 12/12/2024

Người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam từ tháng 7 2025

Luật Công đoàn 2024 được ban hành ngày 27/11/2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 quy định người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Nội dung chính

    Người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam từ năm 2025

    Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

    Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
    1. Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
    2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.
    3. Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Theo đó, từ ngày 01/7/2025 người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam khi họ làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.

    Người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam từ tháng 7 2025

    Người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam từ tháng 7 2025 (Hình từ Internet)

    Hồ sơ và trình tự thủ tục gia nhập Công Đoàn Việt Nam đối với người lao động nước ngoài gồm những gì?

    Căn cứ Điều 6 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

    (1) Hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam

    - Văn bản đề nghị gia nhập Công đoàn Việt Nam;

    - Bản sao các văn bản thể hiện tính hợp pháp của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;

    - Văn bản thể hiện việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam; thể thức thông qua quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động;

    - Danh sách có chữ ký của thành viên tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam;

    - Văn bản, thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc giải quyết các quyền, nghĩa vụ của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và thành viên của tổ chức mình có liên quan đến tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

    (2) Trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam

    - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2024 đến công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có thẩm quyền;

    - Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2024, công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có thẩm quyền xem xét, công nhận việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    (3) Khi được công nhận việc gia nhập Công đoàn Việt Nam

    - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đương nhiên chấm dứt hoạt động với tư cách tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có trách nhiệm thông báo kết quả công nhận cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký để thu hồi đăng ký đã cấp;

    - Người lao động là thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tự nguyện và đủ điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì được công nhận là đoàn viên công đoàn;

    (4) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn 2024.

    Hợp tác quốc tế về công đoàn được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 9 Luật Công đoàn 2024 quy định về hợp tác quốc tế về công đoàn như sau:

    - Hợp tác quốc tế về công đoàn phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách đối ngoại, Hiến pháp, pháp luật, quy định về công tác đối ngoại nhân dân và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Hợp tác quốc tế về công đoàn được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam và Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế.

    - Nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn bao gồm:

    + Thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

    + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công đoàn;

    + Chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn, phong trào công nhân quốc tế; thực hiện các hoạt động đoàn kết, hỗ trợ quốc tế;

    + Thiết lập quan hệ hợp tác, đàm phán, ký kết và thực hiện cam kết, thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương; đại diện cấp quốc gia của người lao động tham gia các diễn đàn quốc tế; tham gia hoạt động, gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức công đoàn quốc tế;

    + Vận động, điều phối, phê duyệt, tiếp nhận, quản lý sử dụng nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác quốc tế cho Công đoàn theo quy định của pháp luật;

    + Tiếp nhận và trao tặng các hình thức khen thưởng;

    + Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam.

    - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của Luật Công đoàn 2024 và pháp luật có liên quan.

    Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2025.

    152
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ