16:02 - 27/09/2024

Những bệnh nào được xem là bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Cho tôi hỏi người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày nào thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nội dung chính

    Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày nào thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

    Căn cứ Danh mục Bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định các bệnh cần chữa trị dài ngày để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

    TT

    Danh mục bệnh theo các chuyên khoa

    Mã bệnh theo ICD 10

    I

    Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

     

    1.

    Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan)

    A06

    2.

    Tiêu chảy kéo dài

    A09

    3.

    Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng

    A15 đến A19

    4.

    Bệnh do trực khuẩn lao không điển hình NTM (Trực khuẩn có ở khắp mọi nơi kể cả da, hạch, phổi)

    A15.3

    5.

    Bệnh Withmore

    A24.4

    6.

    Bệnh nhiễm Brucella

    A23

    7.

    Uốn ván nặng và di chứng

    A35

    8.

    Bệnh phong (bệnh Hansen) và di chứng

    A30, B92

    9.

    Di chứng do lao xương và khớp

    B90.2

    10.

    Viêm gan vi rút B mạn tính

    B18.1

    11.

    Viêm gan vi rút C mạn tính

    B18.2

    12.

    Viêm gan vi rút D mạn tính

    B18.8

    13.

    Viêm gan E mãn tính

    B18.8

    14.

    Bệnh nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS

    B20 đến B24, Z21

    15.

    Di chứng viêm não, màng não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng

    B94.1, B94.8, B94.9

    16.

    Viêm màng não do nấm (candida, cryptococcus)

    B37.5, B45.1

    17.

    Bệnh phổi do nấm

    B38 đến B46

    18.

    Nhiễm nấm Cryptococcus

    B45

    19.

    Nhiễm nấm penicillium marneffei

    B48.4

    20.

    Sốt rét do Plasmodium Falciparum thể não

    B50.0

    21.

    Sốt rét do Plasmodium Falciparum thể nặng và biến chứng

    B50.8

    22.

    Nhiễm xoắn trùng sán lợn ở não

    B70

    23.

    Nhiễm giun xoắn

    B75

    24.

    Nhiễm sán lá gan nhỏ

    B66.1

    25.

    Nhiễm sán lá gan lớn

    B66.3

    26.

    Nhiễm ký sinh trùng (Toxocara, Cysticerose, Stronglyloides,…)

    B89

    27.

    Nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc

     

    28.

    Viêm màng não do Streptococcus suis

    G00.2

    29.

    Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

    I33

    30.

    Viêm xoang

    J32

    31.

    Viêm gan do rượu

    K70.5

    32.

    Viêm khớp do lao

    M01.1

    33.

    Lao cột sống

    M49.0

    34.

    Viêm đường tiết niệu tái phát

    N00

    II

    Bướu tân sinh (Neoplasm)

     

    35.

    Bệnh ung thư các loại

    C00 đến C97;

    D00 đến D09

    36.

    U xương lành tính có tiêu hủy xương

    D16

    37.

    U tuyến thượng thận

    D35.0

    38.

    U không tiên lượng được tiến triển và tính chất

    D37 đến D48

    III

    Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch

     

    39.

    Bệnh Thalassemia

    D56

    40.

    Bệnh hồng cầu hình liềm

    D57

    41.

    Các thiếu máu tan máu di truyền

    D58

    42.

    Thiếu máu tan máu mắc phải

    D59

    43.

    Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm (Hội chứng Marchiafava)

    D59.5

    44.

    - Suy tủy xương một dòng hồng cầu mắc phải

    - Các thể suy tủy xương khác

    D60

    D61

    45.

    Thiếu yếu tố VIII di truyền (Hemophilia A)

    D66

    46.

    Thiếu yếu tố IX di truyền (Hemophilia B)

    D67

    47.

    Bệnh Von Willebrand

    D68.0

    48.

    Thiếu các yếu tố XI di truyền

    D68.1

    49.

    Thiếu các yếu tố đông máu khác do di truyền

    D68.2

    50.

    Các rối loạn đông máu đặc biệt khác

    D68.8

    51.

    Bất thường chất lượng tiểu cầu

    D69.1

    52.

    Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

    D69.3

    53.

    Tăng tiểu cầu tiên phát

    D75.2

    54.

    Hội chứng thực bào tế bào máu liên quan đến nhiễm trùng

    D76.2

    55.

    Bệnh Sarcoidosis

    D86

    56.

    Tăng Gammaglobulin máu không đặc hiệu

    D89.2

    IV

    Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa

     

    57.

    Suy tuyến giáp

    E03

    58.

    Nhiễm độc giáp

    E05

    59.

    Viêm tuyến giáp mạn tính

    E06.2,3,4

    60.

    Bệnh suy tuyến cận giáp

    E20.8

    61.

    Đái tháo đường

    E10 đến E14

    62.

    Hạ đường huyết nghi do cường Insulin

    E16.1

    63.

    Cường cận giáp và các rối loạn khác của tuyến cận giáp

    E21

    64.

    Cường tuyến yên

    E22

    65.

    Bệnh đái tháo nhạt

    E23.2

    66.

    Hội chứng Cushing

    E24

    67.

    Tăng Aldosteron

    E26

    68.

    Bệnh Bartter

    E26.8

    69.

    Các rối loạn của tuyến thượng thận

    E27

    70.

    Rối loạn chức năng đa tuyến

    E31

    71.

    Bệnh Wilson

    E83.0

    72.

    Chuyển hóa + Giảm Kali máu

    E87.6

    73.

    Suy giáp sau điều trị

    E89.0

    74.

    Đái tháo đường thai kỳ (nguy cơ dọa xảy thai, thai lưu nhiều lần)

    O24

    Xem thêm Danh mục Bệnh cần chữa trị dài ngày tại Thông tư 46/2016/TT-BYT.

    Những bệnh nào được xem là bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)

    Người lao động mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau bao lâu?

    Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau:

    Thời gian hưởng chế độ ốm đau

    ...

    2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

    a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

    b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

    3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    Theo đó, người lao động mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày.

    Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

    Lưu ý:

    - Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    - Thời gian hưởng chế độ ốm đau của Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân sẽ căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    Hồ sơ để người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày hưởng chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

    Căn cứ Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:

    Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

    1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

    3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

    4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.

    Như vậy, người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

    - Bản sao giấy ra viện nếu người lao động điều trị nội trú.

    - Trường hợp người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    - Trường hợp người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

    - Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

     

    Trân trọng!

    13