Ngày 27 tháng 4 có sự kiện gì? Ngày 27 tháng 4 là ngày bao nhiêu âm lịch?
Nội dung chính
Ngày 27 tháng 4 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 27 tháng 4 có sự kiện gì?
Ngày 04/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2008/QĐ-TTg năm 2010 công nhận ngày 27 tháng 4 hằng năm là Ngày Kiến trúc Việt Nam, và tổ chức lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 4 năm 2011.
Bên cạnh đó, cũng theo Điều 1 Quyết định 2008/QĐ-TTg năm 2010, việc tổ chức ngày Kiến trúc Việt Nam hàng năm phải bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả
Nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của giới kiến trúc sư, các tầng lớp nhân dân, các nhà quản lý về kiến trúc – quy hoạch, các nhà đầu tư, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp đoàn kết, sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Có hình thức khen thưởng, biểu dương, khuyến khích các tài năng kiến trúc cống hiến cho Tổ quốc.
Năm 2025, ngày 27 tháng 4 rơi vào thứ 7 ngày 30 tháng 3 âm lịch, là ngày cuối cùng của tháng 3 theo lịch vạn niên.
Ngày 27 tháng 4 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 27 tháng 4 có sự kiện gì? (Hình từ Internet)
Ngày Kiến trúc Việt Nam ngày 27 tháng 4 có phải là ngày lễ lớn không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Kiến trúc Việt Nam 27 tháng 4 không phải là ngày lễ lớn.
Ngày 27 tháng 4 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 27 tháng 4 có sự kiện gì? (Hình từ Internet)
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Điều 30 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
Điều 30. Thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại Điều 28 của Luật này;
b) Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
c) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
d) Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
2. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
3. Trường hợp bị thu hồi, chứng chỉ hành nghề kiến trúc chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc sau 12 tháng kể từ ngày hết thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Như vậy, chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi trong trường hợp sau:
(1) Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại Điều 28 của Luật Kiến trúc 2019, cụ thể:
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm:
+ Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
+ Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
+ Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
- Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
+ Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;
+ Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;
+ Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
(2) Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
(3) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
(4) Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(5) Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.