09:36 - 18/12/2024

Mức lương tối thiểu tại vùng 2 là bao nhiêu khi tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024? Vùng 2 bao gồm những địa bàn nào theo quy định hiện nay?

Mức lương tối thiểu tại vùng 2 là bao nhiêu khi tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024? Vùng 2 bao gồm những địa bàn nào theo quy định hiện nay?

Nội dung chính

    Mức lương thấp nhất tại vùng 2 là bao nhiêu khi tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024?

    Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP tăng 6% lương tối thiểu tháng và giờ, căn cứ trên đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

    Tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng áp dụng từ ngày 1/7/2024 như sau:

    Vùng

    Mức lương tối thiểu tháng

    (Đơn vị: đồng/tháng)

    Mức lương tối thiểu giờ

    (Đơn vị: đồng/giờ)

    Vùng I

    4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng)

    23.800

    Vùng II

    4.410.000 (tăng 250.000 đồng)

    21.200

    Vùng III

    3.860.000 (tăng 220.000 đồng)

    18.600

    Vùng IV

    3.450.000 (tăng 200.000 đồng)

    16.600

    Theo đó, tăng lương tối thiểu vùng 2 từ ngày 1 7 2024 lên 4.410.000. Mức lương tối thiểu tháng tại vùng 2 là mức lương thấp nhất tại vùng 2 làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng

    Do đó, người lao động nhận mức lương thấp nhất tại vùng 2 là 4.410.000 từ ngày 1 7 2024.

    Mức lương tối thiểu tại vùng 2 là bao nhiêu khi tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024?

    Mức lương tối thiểu tại vùng 2 là bao nhiêu khi tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024?

    Vùng 2 bao gồm những địa bàn nào theo quy định hiện nay?

    Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về Vùng 2 bao gồm các tỉnh sau:

    - Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;

    - Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;

    - Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;

    - Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;

    - Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;

    - Thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và huyện Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang;

    - Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

    - Các thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn; các thị xã Thuận Thành, Quế Võ và các huyện Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;

    - Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;

    - Thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành thuộc tỉnh Hải Dương;

    - Thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh;

    - Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;

    - Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình;

    - Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;

    - Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;

    - Các thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn và các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa;

    - Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;

    - Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình;

    - Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

    - Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;

    - Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;

    - Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa;

    - Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;

    - Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;

    - Huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;

    - Thành phố Tây Ninh, các thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành và huyện Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;

    - Các huyện Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai;

    - Thành phố Đồng Xoài, thị xã Chơn Thành và huyện Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;

    - Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

    - Các huyện Thủ Thừa, Cần Đước và thị xã Kiến Tường thuộc tỉnh Long An;

    - Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;

    - Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;

    - Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;

    - Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;

    - Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;

    - Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;

    - Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;

    - Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng;

    - Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu;

    - Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

    Kỳ hạn trả lương cho người lao động là bao lâu?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:

    Kỳ hạn trả lương
    1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
    2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
    3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
    4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

    Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì kỳ hạn trả lương cho người lao động tùy theo người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần hay hưởng lương theo tháng hay hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán thì kỳ hạn trả lương được xác định như sau:

    - Đối với người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần: Được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

    - Đối với người lao động hưởng lương theo tháng: Được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

    Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán: Được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

    Ngoài ra, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;

    Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

    3